Với mong muốn sang Singapore học tập và làm việc, 13 sinh viên Việt Nam đang phải "vạ vật" nơi đất khách quê người sau khi bị người môi giới lừa "đem con bỏ chợ".
Với mong muốn sang Singapore học tập và làm việc, 13 sinh viên Việt Nam đang phải "vạ vật" nơi đất khách quê người sau khi bị người môi giới lừa "đem con bỏ chợ".
Những sinh viên này đã phải trả mỗi người 9.600 USD cho lời hứa sẽ có visa học tập và làm việc 3 năm tại Singapore của một môi giới người Việt thuộc công ty Tư vấn và Xây dựng. Tuy nhiên, khi họ tới đây vào tháng 8 vừa rồi, 13 sinh viên đó mới vỡ nhẽ luật pháp Singapore không cho phép họ làm việc tại đây và khóa học ở trường Stamford chỉ là một chương trình cấp chứng chỉ kéo dài trong 1 năm với mức chi phí hơn 5.000 USD.
Từ khi đặt chân tới đất khách quê người, họ phải sống trong điều kiện tù túng. Tất cả 13 sinh viên bị nhét vào một căn phòng ở đường Rowell do "cò" sắp xếp. "Cò" này đã biến mất sau khi mối giới cho sinh viên với trường Stamford.
Cán bộ trường Stamford, Velayudham, cho hay, ông có nghe nói đến vụ việc của các sinh viên Việt Nam từ 2 tuần nay. Một tờ báo của Việt Nam đã liên lạc với ông và nói rằng, bố mẹ các em rất nóng lòng muốn biết con cái họ ở bên đó ra sao.
Tờ The Straits Times của Singapore đưa tin, viên chức này đang cố gắng liên lạc với người môi giới Việt Nam bởi "cò" vẫn còn nợ 20.000 USD tiền phí của 10 sinh viên. Ông sẵn sàng cho phép 13 sinh viên tiếp tục theo học trường ngay cả khi kẻ môi giới đó không hoàn trả số tiền nợ. Cuối tuần qua, ông Vela đã tới tới Hà Nội để gặp gỡ bố mẹ của 13 sinh viên.
Rất quan tâm tới họ, ông thường xuyên mua nhiều đồ ăn tới. Mỗi ngày, 13 sinh viên nhận được 50 USD. Tuy nhiên, bản thân ông cũng không biết sẽ chu cấp được cho các em đến lúc nào. Trước đây, người môi giới này cũng đã giới thiệu cho trường Stamford 2 sinh viên nhưng không có vướng mắc gì.
Từ Thị Hợi, 24 tuổi, một trong những nạn nhân của vụ việc tâm sự, bố mẹ và chị gái đã bỏ tiền cho cô đi học và làm việc tại đây. Cô hy vọng sẽ tiếp tục được theo học đến khi nhận được giấy phép làm việc. "Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra nhưng hiện chưa muốn quay về nhà. Tôi muốn tìm một công việc ở đây".
Hiện tại, 9 du học sinh trong số đó đã về VN và đang khiếu nại đơn vị đưa họ đi học tới các cơ quan chức năng.
Theo AsiaOne, Hiệp hội khách hàng Singapore cho biết, năm ngoái, họ đã phải giải quyết 120 vụ việc có liên quan tới các tay môi giới và các trường tư. Mới tháng trước, con số này đã lến tới 124 vụ.
Chiếc máy bay gặp sự cố, đâm vào thành cầu rồi lao xuống sông Keelung ở Ðài Bắc. Vụ tai nạn làm 25 người thiệt mạng, 15 người bị thương và 18 người khác mất tích, có thể bị mắc kẹt ở phía đầu máy bay chìm dưới mặt nước.
Theo Thông tấn xã trung ương Ðài Loan (CNA), vụ tai nạn xảy ra lúc 10g56 giờ địa phương (khoảng 10g giờ Việt Nam). Chiếc máy bay cánh quạt ATR-72 của Hãng hàng không TransAsia vừa cất cánh không lâu từ sân bay Songshan ở Ðài Bắc và đang hướng về phía sân bay trên đảo Kinmen thuộc Ðài Loan thì gặp nạn.
TransAsia là hãng hàng không lớn thứ 3 tại Ðài Loan. Chiếc máy bay gặp nạn hôm qua là một trong những chiếc ATR 72-600, dòng máy bay sử dụng động cơ phản lực có cánh quạt mới nhất mà Hãng TransAsia vừa tiếp nhận năm 2014.
Ðó cũng là những chiếc máy bay ATR 72-600 nằm trong đơn đặt hàng tám chiếc của TransAsia năm 2012. Loại máy bay này có 72 chỗ ngồi và chủ yếu được dùng chuyên chở khách đi lại giữa các thành phố nhỏ khác của Ðài Loan tới thành phố trung tâm Ðài Bắc.
Hồi tháng 7-2014, một chiếc ATR-72 của Hãng hàng không TransAsia cũng đã rơi trên đảo Penghu của Ðài Loan do gặp thời tiết xấu, không thể hạ cánh. Vụ tai nạn đó khiến 48 người thiệt mạng và 10 người được cứu sống.
Trên máy bay lúc đó có 58 người, gồm 51 người lớn và 2 trẻ em cùng 5 thành viên phi hành đoàn. Theo Xiamen Daily, có 31 hành khách người Trung Quốc trên máy bay sang Ðài Loan du lịch.
Tờ này dẫn lời một trong hai công ty lữ hành liên quan cho biết: “Tất cả điện thoại của họ đều tắt khi đang ở trên máy bay nên chúng tôi vẫn chưa thể liên lạc được”.
Nữ nhân viên của một trong hai hãng lữ hành có họ Wen thông tin với phóng viên AFP, công ty của cô có 15 khách hàng đi trên chuyến bay, trong đó có hai trẻ em dưới 10 tuổi và một người dẫn tour.
Cô Wen nói: “Chúng tôi đang nỗ lực liên hệ với nhiều nhóm công tác khác và sẽ cố gắng thu xếp để đưa thân nhân của họ tới Ðài Loan”.
Theo Cục Hàng không dân dụng Ðài Loan, chiếc GE235 mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu lúc 10g53 giờ địa phương.
Những hình ảnh về vụ việc đưa trên trang mạng TVBS cho thấy trước khi lao xuống sông, máy bay đã va quệt vào thành cầu Nanyang và làm hỏng nặng một chiếc taxi của Hãng Crown Taxis đang lưu thông trên cầu.
Tài xế chiếc xe bị chấn thương ở đầu và sau đó được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Zhong Xiao ở Ðài Bắc.
Một nhân chứng tên Wu kể lại trên kênh truyền hình CTITV của Ðài Loan những gì đã chứng kiến từ tầng 25 của văn phòng nơi anh làm việc:
“Toàn bộ sự việc chỉ diễn ra trong vòng 5-10 giây. Chiếc máy bay đâm vào trụ cầu và lao xuống sông. Tôi thấy mặt nước văng lên tung tóe”.
CNA cho biết Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Ðài Bắc đã điều động năm đội cứu hộ cùng với xuồng cao tốc khẩn trương tới hiện trường gần cầu Nanyang, quận Xizhi.
Theo phóng viên AFP có mặt tại hiện trường, đã có 8 thuyền cứu hộ, hơn 15 xe cứu thương và khoảng 100 binh sĩ cùng nỗ lực tham gia ứng cứu. Chiếc máy bay bị chìm giữa sông, bao xung quanh là các thuyền nhỏ.
Ông Wang Hsing-chung, người phát ngôn của Ủy ban An toàn hàng không Ðài Loan, cho biết các điều tra viên cũng đang mau chóng tiếp cận hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân tai nạn.
Một phóng viên Hãng China News Asia khẳng định đã vớt được các hộp đen của máy bay. Trước đó tổng giám đốc TransAsia Chen Xinde cũng đã tổ chức họp báo xin lỗi các hành khách và phi hành đoàn về vụ tai nạn đáng tiếc.
Ông Desmond Ross, chuyên gia an ninh hàng không, nhận định khi xem lại đoạn video vụ tai nạn từ camera gắn sẵn trên hệ thống điều khiển của ôtô thì ông thấy “có vẻ như chiếc máy bay đã gặp sự cố mất điện ở một điểm trọng yếu nào đó, có lẽ chỉ ngay sau khi cất cánh và trở nên không thể kiểm soát”.
Theo người đứng đầu Cục Hàng không dân dụng Ðài Loan Lin Chih-ming, cơ trưởng của chuyến bay đã có 14.000 giờ bay và cơ phó có 4.000 giờ bay.