Cục trưởng là chức danh lãnh đạo và là người đứng đầu Cục. Trong Cục, Cục trưởng có quyền hạn và tránh nhiệm lớn nhất trong triển khai quản lý, lãnh đạo Cục. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng trong tính chất quản lý cấp trên. Là đơn vị được giám sát, Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả hoạt động của Cục mình, cũng như chịu các trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
Cục trưởng là chức danh lãnh đạo và là người đứng đầu Cục. Trong Cục, Cục trưởng có quyền hạn và tránh nhiệm lớn nhất trong triển khai quản lý, lãnh đạo Cục. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng trong tính chất quản lý cấp trên. Là đơn vị được giám sát, Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả hoạt động của Cục mình, cũng như chịu các trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
Cục trưởng có vai trò là cơ quan hỗ trợ, giúp Bộ trưởng và Tổng cục trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi của cục. Đây vừa là trách nhiệm để đảm bảo hiệu quả trong quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Chỉ có thể mới bảo đảm chất lượng công tác phân công, phối hợp giữa các đơn vị trong hoạt động quản lý nhà nước.
Cục trưởng các cục khác nhau có thẩm quyền, nhiệm vụ khác nhau tùy vào lĩnh vực được phân công quản lý. Qua đó cũng xác định chuyên môn, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không giống nhau. Tuy nhiên trên vai trò lãnh đạo cơ quan, đơn vị, có thể thấy:
Cục trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Tùy thuộc vào chức danh cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn và quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể. Từ đó xác định cho trách nhiệm, quyền hạn cũng như tính chất công việc của Cục trưởng.
– Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan trong thẩm quyền quản lý. Vai trò của Cục trưởng là người đứng đầu, nên phải thực hiện điều hành, tổ chức công việc chung. Cũng như phân chia, bố trí thực hiện nhiệm vụ cho đơn vị. Do đó nhiệm vụ này thể hiện trong hiệu quả làm việc của Cục.
– Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục trực thuộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cục theo quy định của pháp luật; Cục là đơn vị cấp trên trực tiếp của các Chi cục. Do đó phải thực hiện quản lý, giám sát, phân chia nhiệm vụ cho các chi cục. Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả phân công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung ở các Chi cục. Đó mới là hoàn thành các nhiệm vụ của mình trong tính chất lãnh đạo.
Ngoài ra cũng được xác định trong các công việc cụ thể của từng lĩnh vực. Trên đây chỉ là xác định chung nhất trong nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng.
Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, thực hiện hoạt động lãnh đạo. Phải chịu trách nhiệm trước Bộ là đơn vị quản lý cấp trên và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Tùy thuộc vào tính chất lĩnh vực quản lý mà xác định được trách nhiệm của Tổng cục trưởng. Trong đó, phải đảm bảo tính chất quản lý, điều hành công việc trong đơn vị quản lý. Cũng như phân công nhiệm vụ để phối hợp tốt trong hoạt động của các Cục.
Một Tổng cục chỉ có một Tổng cục trưởng. Đây là chức danh cao nhất, cũng có nhiều quyền hạn nhất trong Tổng cục. Ngoài ra cũng thực hiện quản lý các cục, các chi cục một cách gián tiếp.
Các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản:
Tổng cục trưởng trình Bộ quản lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục. Để xác định các công việc, định hướng chiến lược trong hoạt động của đơn vị. Các tham mưu giúp đảm bảo hiệu quả chuyên môn, cũng như dựa trên năng lực của người đứng đầu một Tổng cục.
Thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật. Đây là công việc quản lý, giám sát cũng như phân công cụ thể công việc trong phạm vi quản lý. Cũng như điều hành các công việc ở đơn vị cấp dưới là các Cục. Để đảm bảo mang đến hiệu quả công việc chung trong nhiệm vụ của tổng cục.
Ngoài ra, tùy thuộc lĩnh vực quản lý cụ thể mà các quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng cũng được xác định. Mang đến các cụ thể hóa trong quyền hạn và nhiệm vụ trong quản lý nhà nước.
Chi cục là một bộ phận công tác chuyên môn, nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lí tập trung thống nhất của cơ quan hành chính nhà nước. Đây là đơn vị thực hiện công việc chuyên môn của Cục.
Chi cục trưởng Chi cục là người đứng đầu Chi cục, thực hiện nhiệm vụ quản lý cũng như điều hành công việc chuyên môn. chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nhiệm vụ của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Các chi cục được tổ chức hoạt động trên địa bàn, lĩnh vực quản lý cụ thể. Chi cục trưởng cũng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thẩm quyền được trao. Trong đó, tùy thuộc vào lĩnh vực quản lý cụ thể mà các quyền hạn, nhiệm vụ được xác định đặc thù. Tuy nhiên có thể nhìn nhận chung nhất các quyền hạn, tránh nhiệm như sau:
– Có năng lực tổ chức, điều hành, phối hợp xử lý thông tin trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
– Có năng lực tham mưu, quản lý; năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công việc; đề xuất, phối hợp với cấp có thẩm quyền hoàn thiện các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ được giao.
– Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị tại địa phương và các đơn vị thuộc ngành quản lý trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Mang đến hiệu quả phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung. Cũng như thúc đẩy tinh thần đoàn kết, xây dựng hiệu quả và tác động to lớn trong hoạt động quản lý.
– Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực quản lý của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Từ đó có được các nhìn nhận vi mô, vĩ mô để đưa ra các chiến lược, kế hoạch hoạt động hiệu quả.
– Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Chi cục, Cục, Tổng cục. Từ đó xác định các trách nhiệm, tư tưởng và hoạt động công việc chuyên môn.
– Hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn theo lĩnh vực công tác. Hiểu biết về khoa học quản lý, tổ chức, điều hành.
– Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước. Có tầm nhìn xa, mang đến hiệu quả và tác động lớn trong công việc quản lý, lãnh đạo.
Đảm bảo trình độ về năng lực, bên cạnh các tiêu chuẩn đặt ra cho chức danh lãnh đạo. Bao gồm:
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
– Các trình độ, chứng chỉ khác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghị định số 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Liên quan đến việc quản lý sử dụng pháo hoa Z121 (Bộ Quốc phòng) trong Tết Nguyên đán Giáp Thìn, khảo sát cho thấy các địa phương chưa thống nhất trong cách làm. Có nơi cho người dân đốt thoải mái, có nơi yêu cầu xuất trình hóa đơn. Cá biệt, có nơi yêu cầu người dân phải đăng ký thời gian, địa điểm trước khi đốt pháo.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, Thiếu tướng Phùng Đức Thắng, Phó cục trưởng Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), đã có những lý giải cụ thể về tình trạng này.
Đốt pháo Z121 không cần giấy tờ
Trước tiên, ông Thắng khẳng định không có chuyện người dân bắt buộc phải có hóa đơn, chứng từ trước mỗi lần đốt pháo hoa Z121. Ông thừa nhận đòi hỏi này là không phù hợp trong bối cảnh người dân "xé lẻ" một lô pháo để biếu, tặng.
Thiếu tướng Phùng Đức Thắng (Ảnh: Báo CAND).
"Trường hợp công an muốn xử phạt người dân vì đốt pháo Z121 mà không có hóa đơn cũng không xử phạt được, vì không có quy định nào để xử lý", lãnh đạo C06 khẳng định.
Tuy nhiên, ông Thắng chia sẻ việc cán bộ công an đến nhà người dân để xác minh nguồn gốc pháo vẫn có thể xảy ra, bởi đây là trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc đấu tranh với pháo hoa lậu.
"Nếu pháo hoa Z121 là hàng biếu tặng, không có hóa đơn, người dân cứ trao đổi, giải thích với công an. Không có cán bộ công an nào lại làm khó trong tình huống đó", Thiếu tướng Phùng Đức Thắng khẳng định.
Theo lãnh đạo C06, công an địa phương không nên làm khó người dân trong dịp Tết nếu đã xác định pháo hoa họ đốt là hàng Z121 (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Bên cạnh đó, lãnh đạo C06 cũng khẳng định người dân không cần đăng ký trước thời gian, địa điểm với công an địa phương trước khi đốt pháo hoa của Bộ Quốc phòng. Yêu cầu này từ địa phương (nếu có) là do cán bộ công an thiếu hiểu biết về quy định pháp luật.
Tuy nhiên, lãnh đạo C06 cũng lưu ý người dân cần giải trình được mục đích đốt pháo theo quy định tại Nghị định 137/2020 (phục vụ lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật). Hiện nay đã vào thời điểm Tết, việc đốt pháo Z121 không vấn đề gì, nhưng hết Tết, hành vi đốt pháo hoa không rõ mục đích có thể bị xử lý.
Phản ánh với phóng viên Dân trí, một hộ dân tại huyện Văn Giang (Hưng Yên) cho biết đã nghe được loa truyền thanh của thôn yêu cầu các hộ dân khi đốt pháo hoa của Bộ Quốc phòng phải có hóa đơn chứng từ đi kèm.
"Nhà ai đốt pháo Z121, khi công an tới kiểm tra mà không xuất trình được hóa đơn sẽ bị phạt", vị này cho biết.
Trong ngày 8/2, Fanpage công an một xã ở Thừa Thiên Huế cũng đăng tải thông báo yêu cầu người dân đốt pháo Bộ Quốc phòng phải đăng ký trước với công an xã.
Bài đăng vấp phải phản ứng của người dân và đã phải xóa đi sau 3 giờ đăng tải.
Công an một xã yêu cầu người dân phải đăng ký trước thời gian, địa điểm đốt pháo Z121. Bài đăng đã bị xóa sau 3 giờ đăng tải (Ảnh chụp màn hình).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, một lãnh đạo công an phường ở Hà Nội cho biết bản thân họ cũng lúng túng vì chưa có hướng dẫn cụ thể nào về cách thức kiểm tra, xác minh pháo hoa Z121.
"Các giải pháp như bắt người dân đăng ký trước khi đốt pháo, xuất trình hóa đơn khi công an đến kiểm tra... đều là quyết định chủ quan của từng địa phương, ở Trung ương không có hướng dẫn nào như vậy", vị này chia sẻ.
Khi được hỏi liệu công an thấy người dân đốt pháo hoa Z121 nhưng không xuất trình được hóa đơn có xử phạt hay không, vị trưởng phường khẳng định không có quy định nào để xử phạt.
Cụm từ "pháo hoa Z121" hay "pháo hoa Bộ Quốc phòng" được nêu trong bài viết này để chỉ các loại pháo hoa không tiếng nổ được Nhà máy Z121 sản xuất sau thời điểm Nghị định 137/2020 được ban hành. Các loại này gồm giàn phun viên, giàn phun hoa, vòng xoay hoa lửa... người dân có thể mua và sử dụng tại các đại lý ủy quyền của Z121.
Ngoài ra, nhà máy Z121 còn sản xuất các loại pháo hoa nổ tầm thấp, tầm cao. Đây là các loại pháo hoa mà người dân không được tự ý mua và sử dụng.