Vẽ Con Người Lao Động

Vẽ Con Người Lao Động

Là tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.

Là tổ chức liên chính phủ hàng đầu trong nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn và có trật tự, IOM đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 thông qua các lĩnh vực can thiệp khác nhau, kết nối hỗ trợ nhân đạo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, IOM hỗ trợ người di cư thông qua các hoạt động tái hoà nhập, hỗ trợ và bảo vệ đa dạng.

(5) Tiền học cho con của người lao động Việt Nam được tính vào chi phí được trừ theo dạng chi phí phúc lợi trực tiếp nếu có đủ hồ sơ (Công văn 5452/TCT-CS)

Một số trường hợp không bắt buộc phải có hóa đơn (Công văn 2030/TCT-CS năm 2015)

“Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Việt Nam Create Medic (Công ty) tại hợp đồng lao động ký với người nước ngoài làm việc cho Công ty có ghi khoản chi tiền học phí cho con của người lao động học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được Công ty chi trả không trái với quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và theo trình bày của Công ty thì Trường dạy con em người Nhật tại thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh không có hóa đơn, chỉ có chứng từ là giấy yêu cầu thanh toán và phiếu thu học phí do Trường cung cấp thì các chứng từ này cùng với chứng từ chi của Công ty theo quy định là căn cứ để Công ty hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.”

(1) Chính sách thuế khoản chi hỗ trợ tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn….

Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khi tính thuế TNCN (Công văn 4677/CT-TTHT của Cục thuế Hà Nội)

“Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có chi trả hộ tiền học phí, tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn…. cho con của người lao động là người nước ngoài đang theo học tại Việt Nam thì…các khoản chi phí tiền nhập học đầu năm, tiền xe buýt đưa đón, tiền ăn…. cho con của người lao động không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khi tính thuế TNCN”

Chi phí Học phí cho con người lao động được trừ và không tính thuế TNCN nếu…

Đây là khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không phải tính thuế TNCN nếu đáp ứng các điều kiện như dưới đây

–       Con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài

– Đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định

(7) Chi học phí trả trực tiếp vào lương, không trả cho nhà cung cấp thì phải tính toàn bộ vào TNCT TNCN (Công văn 992/ CT-TTHT của cục thuế TP HCM)

“Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty ký Hợp đồng lao động với người nước ngoài có quy định Công ty ứng cho người lao động tiền học phí cho con sau đó trừ dần vào lương, hình thức thanh toán là chuyển khoản vào tài khoản của người lao động, Công ty không chi trả tiền học phí trực tiếp cho nhà cung cấp dịch vụ thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Công ty có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ thu nhập được chi trả trong tháng của người lao động bao gồm cả khoản tiền học phí được chi trả vào tài khoản người lao động để tính, khấu trừ, nộp thuế TNCN theo quy định…”

Căn cứ Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính về thuế TNCN, không tính vào TNCT đối với:

g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

“Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

…2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:…b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty…”

…Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp…”

Biên soạn: Nguyễn Văn Tĩnh/Phạm Thị Toán

Mỗi năm, hàng ngàn phụ nữ Nga bay đến Mỹ sinh con để đứa trẻ có thể nhập quốc tịch Mỹ và đây cũng là hoạt động kinh doanh béo bở của một số công ty môi giới ở Nga.

Nhiều năm qua, các công ty môi giới Nga vẫn tìm cách khuyến khích phụ nữ Nga giàu có đang mang thai đến bang Florida - Mỹ sinh con. Lý do không phải nơi này có thời tiết và phong cảnh đẹp mà là bất kỳ ai sinh ra trên đất Mỹ đều tự động có được quốc tịch Mỹ - một viễn cảnh hấp dẫn đối với không ít cha mẹ tương lai ở Nga.

Theo đài Deutsche Welle (Đức), trào lưu du lịch sinh con đang phát triển mạnh ở Nga trong nhiều năm qua. Những đoạn video quảng cáo trên mạng cho thấy mỗi ngày có đến 8 thai phụ Nga lên máy bay đến Mỹ để sinh con. Đáng nói hơn, lúc này trên thị trường có hơn 10 công ty môi giới chuyên giúp khách hàng đến Mỹ sinh con.

Trong số này, một công ty có tên Miami Care hiện gồm 10 nhân viên, gồm 1 luật sư, 1 bác sĩ, vài phiên dịch viên và một số nhà tư vấn tại Miami. Trong số đó, ông Anton Yatchmenev là chuyên viên tư vấn cho các cặp vợ chồng muốn sử dụng dịch vụ đặc biệt này. "Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói, phù hợp với nguyện vọng và điều kiện tài chính của họ" - ông Yatchmenev giải thích. Ông cho rằng hoạt động của công ty là một dạng "du lịch toàn cầu" hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận.

Mỗi năm có đến 200 thai phụ Nga được Miami Care đưa đến Florida. Nếu có điều kiện, khách hàng có thể chọn dịch vụ trọn gói để khỏi phải bận tâm bất kỳ điều gì, từ chỗ ăn ở, tư vấn về y tế và pháp lý cũng như sự hỗ trợ về ngôn ngữ. Với lời quảng cáo về công ty như "một cửa để con bạn có quốc tịch Mỹ", ông Yatchmenev cho biết dịch vụ của công ty không hề rẻ. "Không có nhiều người Nga có thể chi 30.000 USD trong vòng 3 tháng" - ông nói.

Hàng ngàn phụ nữ Nga sinh con ở Mỹ mỗi năm. Ảnh: GOSSIP EXTRA

Theo ông Yatchmenev, trong số những người Nga có thể chi khoản tiền trên, hơn một nửa đến từ Moscow. Ngoài ra, nhiều người khác đến từ miền Bắc nước Nga, nơi người ta kiếm được nhiều tiền nhờ kinh doanh dầu mỏ. Hầu hết các thai phụ đều bay đến Miami, thành phố tự hào về giá cả sinh hoạt hợp lý và đang có một cộng đồng người Nga khá đông. Nhiều ngôi sao nhạc pop người Nga và con cái của họ sinh ở Mỹ cũng gọi Miami là quê hương mình.

Hiện không có số liệu chính thức về số lượng đứa trẻ do phụ nữ Nga sinh ra ở Mỹ. Trung tâm Nghiên cứu Di cư New York ước tính 36.000 phụ nữ nước ngoài sinh con trên đất Mỹ mỗi năm và con số này có thể còn đang tăng. Tuy nhiên, liệu ông Yatchmenev có lo lắng công ty mình hết đường làm ăn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý chấm dứt quy định "có quốc tịch ngay khi sinh" hay không? "Không hề chút nào. Trái lại, hàng loạt khách hàng tiềm năng đã gọi điện tìm hiểu không lâu sau đó" - ông Yatchmenev tự tin cho biết. Ông này thậm chí nhận định kế hoạch của ông Trump đang thực sự quảng bá hiệu quả cho dịch vụ của Miami Care.

Theo trang How Stuff Works, "du lịch sinh con" - hay còn gọi là "du lịch làm mẹ" - là lối vào cửa sau để có được quốc tịch Mỹ nhưng được hiến pháp bảo vệ và hoàn toàn hợp pháp. Hằng năm, nhiều ngàn người nước ngoài, đa số từ Nga và Trung Quốc, đến Mỹ bằng visa du lịch nhằm tận dụng nguyên tắc cơ bản của Tu chính án 14: Tất cả những ai sinh ra ở Mỹ đều là công dân Mỹ.

Sau khi đứa con mới sinh của họ nhận được hộ chiếu Mỹ, các du khách sinh con này trở về quê nhà và chờ đợi đến khi họ có thể đến Mỹ một cách hợp pháp. Khi đủ 21 tuổi, công dân Mỹ có thể đưa các thành viên gia đình của họ đến sống ở Mỹ cùng với họ - một thực tế được gọi là "di cư dây chuyền". Kế hoạch này thực sự tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng cha mẹ của hàng trăm ngàn trẻ em vẫn sẵn sàng muốn thử.

Bao lớp người đã ngã xuống… rất ngoan cường…

Bao nhiêu máu phải đổ… rất đau thương…

Những giọt nước mắt lặng lẽ tuôn trào…Ôi! Độc lập! Tự do! Đã đến rồi! Đẹp như một giấc mơ. Và ta lại bắt đầu cuộc sống mới, mỗi ánh mắt sáng thêm ra, mỗi cuộc đời như nở hoa, mỗi trái tim mừng reo ca! Tiến lên đi! Xây dựng đất nước. Mặt trời về thiêu rụi mọi vẩn đục để rồi đây ta lại hăng say lao động điểm tô cho màu đất nước. Vâng, con người mới là thế, cuộc sống mới là thế! Trải qua bao biến thiên, luân chuyển, vượt bao bão đạn mưa bom, chịu bao căm hờn tủi nhục, đất nước đã thay da đổi thịt. Hình ảnh những con người mới say mê lao động, nhiệt tình, phấn khởi đã đi vào văn học một cách đẹp đẽ đến lạ thường.

Cách mạng tháng Tám thành công mở ra bước ngoặt cho dân tộc, đánh dấu một thời kỳ lịch sử. Rồi đến chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới, rũ bỏ những bụi bặm mệt nhoài của chiến tranh, làm lại quê hương từ trong đống hoang tàn đổ nát. Hình ảnh những con người, cuộc sống mới được đưa vào văn học, làm sáng lên niềm tin, sự phấn khởi, lòng thiết tha với cuộc đời đổi khác. Huy Cận là một trong số những nhà thơ như thế. Nếu trước đây cứ mãi khôn nguôi một nỗi sầu cô tịch, sống trên quê hương mà cứ nhớ quê hương:

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Thì giờ đây, chính chàng thi sĩ sầu não ấy lại chủ động tìm đến với cuộc sống mới, ca ngợi những con người mới: nhiệt thành, hăng hái, vững vàng, tự tin. “Đoàn thuyền đánh cá” là một khúc tráng ca về hình ảnh những con người lao động làm chủ cuộc đời, tràn đầy hân hoan:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Một không gian vũ trụ hiện ra trời, biển và buổi chiều. Ơ đây thời gian – không gian quyện chặt vào nhau như khắc họa cả một vùng đại dương rực rỡ sắc màu, hình ảnh đẹp, sống động và rộng mở. Buổi chiều ở đây không man mác một nỗi sầu, nỗi cô đơn, mong nhớ. Mà buổi chiều ở đây lại là thời khắc để bắt đầu một công việc, công việc sau khi cả đất trời tắt lịm trong bóng tối. Những con thuyền lần lượt lướt trên mặt biển bao la trong niềm tin vững vàng, trong cảm giác mênh mang, sung sướng. Họ nhận thức được niềm vui trong lao động, ý nghĩa trong lao động. Đi trong gió sương, đi trong tiếng hát, đi giữa bầu trời đầy trăng sao và câu hát ngân vang, tha thiết, vang vọng trong không gian mênh mông của mặt biển, như đang kêu gọi đàn cá đến cùng tung tăng, chăm chỉ, bền bỉ, đêm ngày dệt gấm thêu hoa làm nên sự sống, yên vui và hạnh phúc. Con người mới là thế, yêu lao động và yêu thiên nhiên và yêu cả cuộc sống. Bằng một con mắt quan sát tinh tế và nhạy bén, chính Huy Cận đã nhìn thấy con thuyền như hòa nhập vào thiên nhiên, không mất hút trong thiên nhiên. Giữa mặt biển bao la ấy, con người đã không trở nên nhỏ bé mà trái lại đã trở thành hình ảnh trung tâm đầy chất sống, đầy chất thơ. Và cũng chính cánh buồm ấy đã cho ta nhịp điệu lao động khẩn trương.

Đó chính là những con người biết đi tới và làm nên chiến thắng:

Hỏi núi non cao đâu sắt đâu vàng

Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy

Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy

Hỏi đâu thác chảy cho điện quay chiều.”

Cuộc sống! Chao ôi cuộc sống thật đẹp biết bao khi mỗi con người đều biết phấn đầu vì mục đích lớn lao của đất nước. Không tị hiềm, gian dối chỉ có niềm tin với lý tưởng sống và niềm tin yêu con người. Đời sẽ cười vui trong tiếng hát ngay cả trong lao động vất vả.

Phải chăng, chính ánh sáng cách mạng đã chiếu soi và mở ra trong tâm hồn họ những chân lý mới. Biển không chỉ là cá tôm mà biển là mẹ, là tình yêu, là cuộc sống mới. Người mẹ bao dung ấy đang mở rộng vòng tay đón các con, che chở, vuốt ve, âu yếm, nuôi lớn từng cuộc đời, từng tâm hồn. Người mẹ ấy vĩ đại biết nhường nào, to lớn biết nhường nào!

Nếu đoàn thuyền ra đi trong tiếng hát, thì một lần nữa, sự trở về trong tiếng hát reo vui:

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Chiến thắng đó phải không! Ta trở về trên con thuyền nặng cá, đó là kết quả, là thành quả của cả một đêm miệt mài lao động. Mặt trời lên, ánh nắng sáng soi lên những đôi mắt cá! Long lanh! Óng ánh! Rực rỡ! Những mặt trời bé con! Hạnh phúc! Ta cảm nhận được nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt tươi tắn của những người dân. Nụ cười mãn nguyện, nụ cười trong sung sướng, trong khúc hát dặm trường đã mệt mỏi. Mỗi con người đang mở toang cánh cửa lòng để đón ánh sáng, ngày mới sáng lên và lòng người cũng rực sáng! Lao động! Lao động đem đến cho con người niềm vui cuộc sống! Lao động là vinh quang!

Đáng yêu quá đổi! Và ta biết họ là những con người chiến thắng dẫu không chiến đấu, xông pha. Bởi:

“Từ chiến trường ta xốc tới công trường

Người chiến thắng là người xây dựng mới.”

Chính sự lao động tưởng chừng như bình thường ấy đã góp phần làm nên cuộc sống mới, cuộc sống đầy hoa và tình yêu. Cuộc sống tốt đẹp vì con người đoàn kết, nắm tay, nương tựa vào nhau:

Tay năm tay nhau xây lại đời ta.”

Nếu xưa kia, mỗi con người, mỗi cá nhân đều đoàn kết để giữ lấy quê hương, đất nước thì giờ đây, họ lại xích gần nhau để xây dựng cuộc sống mới. Mới ở đây trong mỗi con người là mới trong tư tưởng, mới ở trong tâm hồn. Biết mở rộng tấm lòng đón yêu thương vào ngự trị. Từ những chiến trường ác liệt, họ anh dũng là những người lính trung kiên; từ những cánh đồng trơ trọi, họ hăng say là một con người xây dựng mới. Bằng tình yêu Tổ quốc trong đấu tranh và giờ đây đã trở thành yêu quê hương trong lao động:

“Tây Bắc ư! Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.”

(Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu)

Lao động vì Tổ quốc, làm giàu cho Tổ quốc, đó chính là lý tưởng mà họ xác định được. Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống, vững tin ở ngày mai đã trở thành động lực, thành ý chí, thành quyết tâm để họ vượt qua những khó khăn trong buổi đầu xây dựng. Quả thật, chính tấm lòng cháy khát một tình yêu quê hương đất Mẹ đã khiến tâm hồn họ “hóa những con tàu” tình nguyện ra đi đến bất cứ đâu Tổ quốc cần. Những con tàu tung cánh, dang tay lướt mãi giữa cuộc đời thoát ra từ nô lệ. Và chỉ cần “Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” thì chính họ, tấm lòng họ, trái tim họ đã hòa mình vào sông núi quê hương hát cùng hát bài ca xây dựng, chiến đấu. Bởi họ luôn luôn vững tin ở cuộc sống, ở ngày mai, ở tương lai:

“Anh nghe có tiếng người qua chợ

Ruộng thắm mồ hôi từng nhát cuốc

Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu.”

Cảm động biết bao những con người tràn đầy nhiệt huyết. Từ “ta gắng mùa sau” nghe như tiếng lòng các anh đang đập rộn ràng những xúc cảm tươi nguyên về ngày đầu độc lập. Nó thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết chung lòng của những con người đã thoát khỏi đau thương nô lệ. Và đó chính là hình ảnh những con người mới chan hòa tình yêu đất Mẹ trong nhịp sống rộn ràng. Và con người nguyện gắn bó cuộc đời mình với mồ mã, ruộng vườn cha ông, với những mảnh vườn chai sần, nứt nẻ đi vì bom đạn đang cựa mình lột xác thành những cánh đồng mỡ màng, no căng, chín mọng bởi nó được bón từ mồ hôi, công sức của người nông dân chăm chỉ. Hình ảnh quê hương lúc này hiện lên, khởi sắc và tươi lên đẹp lắm:

“Những đàn trâu Việt Bắc béo tròn

Đủng đỉnh về xuôi quê hương mới lạ.”

Phải, tất cả đã đổi thay, lột xác. Từ những gốc cây gầy gò, yếu ớt. Chúng đã đâm chồi nảy lộc, sinh sôi tràn trề nhựa sống. Tố Hữu mang đến cho ta một hình ảnh thật đẹp về quê hương mình. Ánh nắng dường như cũng hiền lành, ấm áp hơn dù là đang ở buổi trưa hè oi ả. Những đồng lúa trổ đòng đòng lặng lẽ trở mình khe khẻ thở – những nhịp thở đều đều, bất tận. Nghe như sức sống đang sục sôi, tiềm tàng mãnh liệt. Rồi những bãi phù sa mượt mà, óng ả, đến những chú trâu Việt Bắc tròn trịa, béo núc. Vâng, tất cả đều sống động và tràn trề nhựa trẻ. Đó là kết quả của bao nhiêu năm lao động, cần kiệm, chắt góp:

“Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá

Họ – những con người biết “tích tiểu thành đại”, biết cần kiệm từ chút, từng chút để không hoang phí. Chính điều đó đã góp phần không nhỏ vào công cuộc kiến thiết đất nước. Cuộc sống nô lệ năm nao, đã qua rồi những cơn ác mộng, những ngày khổ đau chất chồng, cay cực. Và càng hiểu, họ càng trân trọng hơn những giây phút tự do, độc lập, càng giữ chặt tay nhau để nền độc lập này là mãi mãi, trường tồn.

Những cuộc đời bước ra từ vũng lầy đen đặc, những mảnh hồn trơ trọi, héo hon, những gương mặt khắc khổ, đói rét. Qua, qua hết rồi, quý giá thay những thời khắc tự do, ấm áp! Và họ không bao giờ quên đã qua như thế nào, cha anh mình chiến đấu ra sao:

“Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng.”

Đất nước ta hào hùng thế đó. Những trang sử chói ngời cùng những tên tuổi trường tồn, vĩnh cửu. Họ góp phần tạo nên dáng đứng Việt Nam oai phong đầy kiêu hãnh. Và trong những ngày đẹp tuyệt này, liệu những con người thời đại có quên không. Không, họ vẫn nhớ, nhớ cội nguồn, quê hương đất tổ. Đó chính là nét đẹp của người xây dựng mới. Yêu, yêu lắm quê hương! Nhớ, nhớ hoài lịch sử, chân thành, cảm động sự cống hiến lặng thầm, không tên tuổi:

Một đời lao động và dâng hiến, họ chăm chỉ như chú ong miệt mài góp mật cho cuộc sống. Hình ảnh họ lúc nào cũng đẹp, cũng sáng như dụi vào lòng ta những cảm xúc bềnh bồng, yêu quý. Bởi nhờ sự lao động nghiêm túc ấy mà mỗi ngày qua, ta sống tốt đẹp hơn, sáng hơn:

“Nước Việt nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê

Thành nước Việt nhân dân trong mát suối

Mái rạ nghìn năm hông thay sắc ngói

Những đời thường cũng có bóng hoa che.”

Cám ơn ánh sáng của Cách mạng đã soi đường dẫn lối, cám ơn những con người trong trẻo, say mê, cám ơn độc lập, tự do, hòa bình, yên ấm. Tất cả làm cuộc sống này thêm đáng yêu nhiều lắm. Hình ảnh họ hiện lên những con người mới hăng say, nhiệt thành, chăm chỉ. Trên cánh đồng văn chương đại ngàn, bát ngát, một góc nhỏ trong trái tim ta vẫn hát mãi về họ. Bài hát cuộc sống tin yêu, bài ca cuộc đời rộng mở, khúc hát hăng say lao động mới – cuộc sống mới – con người mới – dáng đứng, tư thế, tầm vóc mới.

(Cựu hs THCS Võ Thành Trang, hs giỏi văn Thành phố)