Trường Thpt Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Trường Thpt Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Hà Nội có 4 trường THPT trực thuộc Sở GD-ĐT hằng năm tuyển sinh hệ chuyên, gồm: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây. Tuy nhiên, trong đó có 2 trường là THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây không được gọi là trường THPT chuyên, dù hằng năm tuyển hệ chuyên nhiều hơn hệ không chuyên.

Hà Nội có 4 trường THPT trực thuộc Sở GD-ĐT hằng năm tuyển sinh hệ chuyên, gồm: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây. Tuy nhiên, trong đó có 2 trường là THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây không được gọi là trường THPT chuyên, dù hằng năm tuyển hệ chuyên nhiều hơn hệ không chuyên.

Địa chỉ: Hoàng Minh Giám, Cầu Giấy, Hà Nội

Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam vừa xác định chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024.

Theo kế hoạch, năm 2023, nhà trường sẽ tuyển sinh 560 chỉ tiêu hệ chuyên, 35 chỉ tiêu hệ không chuyên. Trong đó, các lớp chuyên Ngữ văn, chuyên Lịch sử, chuyên Địa lý, chuyên Tiếng Nga, chuyên Tiếng Trung, chuyên Tiếng Pháp, chuyên Tin học, chuyên Sinh học mỗi lớp tuyển 35 học sinh, các lớp chuyên Tiếng Anh, chuyên Toán, chuyên Vật lý, chuyên Hóa học mỗi lớp tuyển 70 học sinh.

Đáng chú ý, năm nay nhà trường không có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 hệ song bằng. Thông tin này ngay lập tức khiến nhiều phụ huynh có con học hệ song bằng cấp THCS hoang mang vì cánh cửa quá hẹp cho hệ song bằng trường công cấp THPT.

“Còn 2 khóa nữa đang học song bằng cấp THCS mà cánh cửa song bằng cấp THPT tại THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã đóng lại thế này thì các con không biết sẽ đi đâu, về đâu tiếp”, chị Nguyễn Thị Thu Hà - có con đang học song bằng cấp THCS cho hay.

Cùng cảnh ngộ, một phụ huynh có con đang chuẩn bị bước vào kỳ thi “vượt vũ môn” đã không giấu nổi những giọt nước mắt của mình.

"Tôi thực sự rất sốc trước thông tin THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam không có chỉ tiêu cho hệ song bằng. Hiện tại mỗi khóa có hàng trăm học sinh có nguyện vọng học song bằng cấp THPT mà chỉ có 50 chỉ tiêu của trường THPT Chu Văn An thì thực sự mức độ cạnh tranh quá khốc liệt", nữ phụ huynh này cho hay.

Trao đổi với VietNamNet, đại diện trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết: “Hiện tại chưa có hướng dẫn tuyển sinh hệ song bằng, khi có hướng dẫn cụ thể thì nhà trường sẽ thông báo trên website”.

Trong khi THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam không có chỉ tiêu cho hệ song bằng thì trường THPT Chu Văn An, một trong 4 trường có lớp chuyên tại Hà Nội cũng đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 với 350 chỉ tiêu hệ chuyên, 315 chỉ tiêu hệ không chuyên và 50 chỉ tiêu hệ song bằng.

Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và Trường THPT Chu Văn An là hai đơn vị đang thực hiện thí điểm đào tạo chương trình song bằng THPT quốc gia Việt Nam và A-level của Anh quốc tại Hà Nội.

Cách đây 1 tháng, tại Hội nghị tổng kết giai đoạn thực hiện đề án thí điểm chương trình đào tạo song bằng tú tài cấp THPT do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức, Sở này đã đề xuất UBND TP phê duyệt đề án thực hiện cho những năm tiếp theo và mở rộng quy mô lớp song bằng tại 2 trường THPT là chuyên Hà Nội-Amsterdam và Chu Văn An; xem xét, phê duyệt cơ cấu, chế độ chính sách các nhân sự liên quan; có kế hoạch bảo đảm nguồn giáo viên và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Tại hội nghị, ý kiến của đại diện cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh các trường đều khẳng định kết quả tích cực khi tham gia đề án và có chung mong muốn đề án tiếp tục được triển khai và mở rộng quy mô trong những năm học tiếp theo.

Trao đổi với VietNamNet, đại diện trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết: “Hiện tại chưa có hướng dẫn tuyển sinh hệ song bằng, khi có hướng dẫn cụ thể nhà trường sẽ thông báo trên website”.

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 52 năm 2023 đã chính thức được triển khai ở nhiều tỉnh thành. Các em học sinh hãy nắm vững thể lệ và chủ đề năm nay để có một bài dự thi tốt nhất nhé!

Hanoi – Amsterdam Highschool for the Gifted

Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam (tiếng Anh: Hanoi – Amsterdam Highschool for the Gifted) hay còn được gọi đơn giản là Trường Ams là một trường trung học phổ thông công lập của thành phố Hà Nội được thành lập vào năm 1985. Ngày nay, trường là một trong số các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở nổi tiếng nhất thành phố Hà Nội và được nhiều nguồn tin đánh giá là một trong số các trường trung học có chất lượng giáo dục cao nhất Việt Nam.[4][5][6]

Trường Hà Nội – Amsterdam được thành lập bởi vốn hỗ trợ của nhân dân Amsterdam, Hà Lan với mục đích ban đầu là trở thành mô hình trường trung học phổ thông chuyên toàn diện đầu tiên của thành phố Hà Nội. Ngày nay, trường đã được chia làm hai khối: khối trung học cơ sở và khối trung học phổ thông. Địa điểm ban đầu của trường nằm tại phố Nam Cao, Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội (nay là trường THPT Nguyễn Trãi - Ba Đình). Vào tháng 8 năm 2010 đã chuyển sang địa điểm mới nằm ở phố Hoàng Minh Giám, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trường đã được ghi nhận về những thành tích học tập xuất sắc và sự đổi mới thường xuyên trong cách giáo dục của trường. Nhiều học sinh trong trường đã giành được rất nhiều giải thưởng trong nước và ngoài nước như kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế, Olympic Vật lý Quốc tế, Olympic Vật lý châu Á, Olympic Hóa học quốc tế, Olympic Tin học quốc tế, Olympic Sinh học quốc tế.[7] Hiện nay, trường Trung hoc phổ thông Chu Văn An, trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, trường Trung hoc phổ thông Sơn Tây và trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam là bốn trường trung học phổ thông có hệ thống lớp chuyên của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Năm 1972, Thị trưởng của thành phố Amsterdam, Tiến sĩ Ivo Samkalden đã vận động nhân dân của mình quyên góp tiền để giúp Việt Nam tái thiết cơ sở sau cuộc Chiến tranh Việt Nam.[8] Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã quyết định xây dựng một mô hình trường phổ thông kiểu mới theo mô hình một trường chuyên toàn diện, nhằm tuyển sinh những học sinh có năng khiếu đặc biệt trong các môn học.[9] Để thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa hai Thủ đôm trường đã được đặt tên là Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam.[10]

Năm học đầu tiên của trường được khai giảng vào ngày 5 tháng 9 năm 1985 với khoảng 400 học sinh và 50 giáo viên. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là thầy Nguyễn Kim Hoãn, trước đó là Hiệu phó trường Trung học phổ thông Chu Văn An.[11]

Năm 1989, trường mở thêm khối chuyên tiếng Pháp. Năm 1992, trường mở khối Trung học cơ sở và bắt đầu tuyển sinh vào lớp 6. Năm 1996, trường mở khối chuyên Tin học. Năm 2002, trường mở khối chuyên tiếng Trung và chuyên Địa lý.[12] Từ năm 2010, trường có thêm khối chuyên Sử. Và vào năm 2018, trường đã bổ sung thêm hệ thống song bằng tú tài ở cả cấp THCS cũng như là THPT.[13]

Tính tới năm học 2010, trường đã đào tạo 25 khóa trung học phổ thông và 18 khóa trung học cơ sở.[14]

Vào năm 2005, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu đã đến làm việc tại trường Hà Nội - Amsterdam và đã đồng ý dành quỹ đất 5 ha ở khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính để xây cơ sở mới cho trường với kinh phí dự kiến hồi đó là 1,5 tỷ đồng.[15] Lễ khởi công xây dựng đã diễn ra vào ngày 19 tháng 5 năm 2008. Công trình có tổng mức đầu tư 469 tỷ đồng (25 triệu USD) và đã được phê chuẩn là một trong những công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.[16]

Trong quá trình xây dựng trường mới, có một số mâu thuẫn xảy ra giữa Sở Giáo dục - Đào tạo và Ban giám hiệu nhà trường như tin đồn đổi tên trường thành Trường Trung học phổ Thông chuyên Hà Nội,[17] tuy nhiên đã được gạt bỏ.[18][19]

Ngày 4 tháng 9 năm 2010, trường khai giảng khóa học đầu tiên tại địa điểm mới đồng thời cũng được gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.[20] Trường mới có hệ thống cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc gia, và được coi là trường Trung học phổ thông hiện đại nhất Hà Nội.[21]

Trường được tổ chức với mô hình ban giám hiệu điều hành và quản lý chung với Hiệu trưởng là Trần Thùy Dương và các Phó Hiệu trưởng: Bùi Văn Phúc và Dương Tú Anh[22]. Công tác giáo dục được chia thành hai khối Trung học phổ thông và Trung học cơ sở. Hệ thống giáo viên của trường được chia làm các tổ chuyên môn: tổ Toán - Tin, tổ Ngữ văn, tổ Ngoại ngữ, tổ Vật lý, tổ Hóa học, tổ Sinh - Thể, tổ Lịch sử - Thư viên, tổ Địa - GDCD - Nhạc - Họa. Ngoài ra, trường còn có đội ngũ giáo viên thỉnh giảng.[23] Trường có Đảng ủy và Ban chấp hành công đoàn đứng đầu là Chủ tịch Công Đoàn Triệu Lê Quang.[24] Ngoài ra, nhà trường còn có tổ Văn phòng bao gồm các nhóm: nhóm Kế toán; nhóm Văn phòng – Máy tính; nhóm Y tế; nhóm Bảo vệ - Lái xe và nhóm Lao công - Phục vụ.

Việc lựa chọn đầu vào cho khối Trung học cơ sở của trường bắt đầu từ lớp 6 với chỉ tiêu số học sinh đầu vào dao động trong khoảng 180-200. Bắt đầu bằng việc xét học bạ lấy 5.000 hồ sơ trúng tuyển để vào vòng 2 thi văn hóa. Việc xét học bạ theo các tiêu chí: học lực 5 năm tiểu học đạt loại giỏi, điểm thi cũng như điểm trung bình lớp 4 và 5 và điểm ưu tiên. Việc xét học bạ bắt đầu từ năm 2008 nhằm loại bỏ bớt 1.000 hồ sơ để vào vòng trong.[25] 1.000 học sinh còn lại vào vòng 2 bằng việc thi 2 môn Toán và Tiếng Việt để lựa chọn những học sinh có tổng điểm cao nhất vào trường. Ngoài ra, trường còn nhận một số trường hợp chuyển ngang được Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội chấp thuận với lý do đặc biệt.[26] Trong năm học 2014 - 2015, đã có 200 học sinh được tuyển sinh từ hơn 4.200 học sinh dự thi.[27]

Bắt đầu từ năm học 2015 - 2016, trường xét tuyển các học sinh thi vào khối 6 bằng cách xét học bạ và xét giải, cụ thể như sau: điểm tối đa học bạ là 140 (gồm 5 môn Toán, Tiếng Việt và Khoa - Sử - Địa, mỗi môn 10 điểm) và cộng thêm điểm từ các giải thưởng và điểm quy đổi ưu tiên. Năm học 2016-2017 và 2017-2018, điếm tối đa là 215 điểm.[28][29]

Bắt đầu năm học 2019 - 2020, trường quay trở lại với mô hình tuyển sinh như trước đây, bao gồm 2 vòng: xét học bạ lấy khoảng 1000 hồ sơ để vào vòng 2 làm bài kiểm tra năng lực ngôn ngữ (môn Tiếng Việt và Tiếng Anh) và tư duy (môn Toán).[30]

Vào năm 2024, do một số đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có đề xuất dừng tuyển sinh hệ THCS trong trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.[31]

Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thì trường Hà Nội - Amsterdam cùng trường Trung học phổ thông Chu Văn An, trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Huệ và trường Trung học phổ thông Sơn Tây là bốn trường trung học phổ thông có hệ thống lớp chuyên của Sở, vì vậy học sinh tốt nghiệp lớp 9 muốn vào học tại các trường này ngoài việc phải tham gia kì thi vào lớp 10 chung cho các trường trung học phổ thông chuyên và không chuyên trực thuộc Sở, còn phải tham gia kì thi chuyên chung của bốn trường. Tương tự như ba trường trường chuyên còn lại, trường Hà Nội - Amsterdam cho thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn (hai môn thi dành cho tất cả thí sinh muốn thi vào khối trung học phổ thông công lập toàn thành phố) và môn Ngoại ngữ điều kiện (dành cho thí sinh muốn thi vào khối trung học phổ thông chuyên). Các thi sinh muốn được vào lớp chuyên sẽ phải thi thêm môn chuyên tương ứng. Học sinh có thể đăng ký thi các môn chuyên khác nhau của hai trường khác nhau với điều kiện các môn chuyên thi không trùng nhau. Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm ba môn Toán, Văn, Anh (mỗi môn lấy hệ số 1) cộng với điểm môn chuyên nhân đôi (hệ số 2), thí sinh lấy từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu của lớp chuyên.[32] Các thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển vào các lớp không chuyên sẽ thi hai môn Toán Văn và lấy điểm xét tuyển là tổng điểm hai môn này. Học sinh đăng ký nguyện vọng tại hai trường có cùng 1 môn chuyên, xếp thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2.[33] Trong năm học 2012 - 2013, đã có 595 học sinh trúng tuyển vào 32 lớp chuyên từ 900 học sinh thi tuyển.[34]

Học sinh học hết lớp 5 bắt đầu thi tuyển vào khoảng giữa tháng 6 hàng năm còn ngày thi tuyển vào lớp 10 thường bắt đầu diễn ra vào ngay sau kỳ thi tuyển vào lớp 6 một tuần.[32] Kết quả được thông báo nửa tháng sau đó.[27][35]

Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam đào tạo theo hai hệ: hệ phổ thông cơ sở và hệ phổ thông trung học. Cả hai hệ này đều thuộc quyền quản lý của trường Hà Nội - Amsterdam và Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội.

Hệ phổ thông cơ sở kéo dài bốn năm từ lớp 6 đến lớp 9. Nhà trường tuyển chọn học sinh có năng lực vào học từ lớp 6. Trong chương trình học của hệ phổ thông cơ sở, nhà trường thực hiện đổi mới và nâng cao chương trình giáo dục cho học sinh các lớp: trang bị cho học sinh những kiến thức giáo dục phổ thông từ sách giáo khoa, đồng thời mở rộng kiến thức cho học sinh. Sau khi học hai năm đầu của hệ phổ thông cơ sở (học hết lớp bảy), toàn bộ học sinh sẽ phải thực hiện kỳ thi phân loại chất lượng để được phân vào các lớp 8. Kỳ thi sẽ chia đều các học sinh khối bảy vào năm lớp tám: lớp chuyên Toán (Toán 1 và Toán 2), lớp chuyên Văn và lớp chuyên Anh (Anh 1 và Anh 2). Trong năm học 2011 - 2012, khối Trung học cơ sở của trường bao gồm 20 lớp: năm lớp mỗi khối 6, 7, 8, và 9.

Hệ phổ thông trung học kéo dài ba năm từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào lớp 10 phải trải qua kỳ thi tuyển trung học phổ thông do Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức. Trong các năm học từ năm học 1985 - 1988 cho đến năm học 2011 - 2012, khối phổ thông trung học được chia làm 2 hệ: Hệ chuyên và hệ không chuyên. Trong các hệ chuyên, ngoài việc học các môn học chính, học sinh sẽ được dạy tăng cường (số tiết, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các lớp còn lại) các môn chuyên trong các lớp chuyên thuộc khối Trung học phổ thông. Các học sinh chuyên giỏi sẽ được đưa vào đội tuyển học sinh chuyên và được đầu tư học môn chuyên để dự các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Khác với hệ chuyên, hệ không chuyên không có việc dạy tăng cường các môn chuyên, tuy nhiên vẫn đề cao một số môn học trong chương trình trung học phổ thông. Cho đến năm học 2011 - 2012, trường Hà Nội - Amsterdam có 12 lớp chuyên: chuyên Toán, chuyên Nga, chuyên Lý, chuyên Anh, chuyên Văn, chuyên Hóa, chuyên Pháp, chuyên Trung, chuyên Sử, chuyên Địa, chuyên Sinh và chuyên Tin, 5 lớp không chuyên: Anh (Anh 2), Toán (Toán 2), Hóa (Hóa 2) và Lý (Lý 2) và 1 lớp tiếng Pháp tăng cường (Pháp 2). Bắt đầu từ năm học 2012 - 2013, khối trung học phổ thông trường Hà Nội - Amsterdam sẽ xóa bỏ hệ thống lớp không chuyên, thay vào đó là hệ thống hai lớp chuyên cân bằng về chương trình và cách thức dạy học.[36]

Phòng học được thiết kế để phù hợp và thoải mái nhất cho học sinh, giáo viên.

Địa điểm cũ của nhà trường được xây dựng vào năm 1985 và là cơ sở học tập của học sinh cho đến năm 2010. Khu vực chính của trường là tòa nhà A, bao gồm khu nhà học chính, phòng truyền thống, sảnh chính, khu ban giám hiệu. Cơ sở thực hành của trường gồm ba phòng thực hành vật lý, hai phòng thực hành hoá học, bốn phòng thực hành tin học, một phòng mô hình với máy chiếu và hai phòng nghe nhìn.[37] Ngoài tòa nhà A, B khuôn viên trường có dãy nhà tôn dành cho học sinh 6,7 khối trung học cơ sở. Hệ thống thể chất của trường bao gồm hai sân bóng rổ, một sân tập trong nhà và một đường nhảy xa. Trong các năm 1990 và 2010, trường có chia sẻ khuôn viên với một số trường khác như trường Alexander Yersin và trường Trung học cơ sở Giảng Võ.

Địa chỉ cũ của trường là số 50 đường Nam Cao. Hiện tại địa điểm này thuộc về trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi.

Địa điểm mới của trường Hà Nội - Amsterdam có tổng diện tích diện tích lên tới 7 ha bắt đầu hoạt động từ năm học 2010 - 2011 và được chia làm 5 bộ phận chính:

Kiến trúc chính của trường chính là khu nhà học được chia làm ba dãy nhà A, B, C và được nối với nhau bởi trục đa năng - hành lang dài giúp học sinh có thể dễ dàng di chuyển giữa các khối nhà học. Khu vực này gồm năm tầng (kể cả tầng hầm và bãi đỗ xe) sẽ được dùng để làm phòng học cho khối 6 đến khối 12 cũng như hệ thống các phòng thí nghiệm Hóa - Sinh - Vật lý và các phòng đội tuyển. Trường có tổng cộng 75 phòng học, 12 phòng cho các đội tuyển Văn, Toán, Trung, Lý, Hóa, Sinh, Nga, Anh, Pháp, Sử, Địa, Tin và 15 phòng học riêng biệt cho từng bộ môn.[38]

Kiến trúc cạnh dãy nhà học là khu vực thư viện, khu tin học, các phòng đa năng và nhà ăn cho học sinh.[39] Phòng trực ban giám hiệu nhà trường ở khu vực cổng chính cạnh nhà học là nơi để ban giám hiệu làm việc, hội họp và đưa ra các quy định cùng với hệ thống giáo viên. Nơi đây cũng có một phòng họp hội đồng 700 chỗ dành cho học sinh và các đại biểu họp và tổ chức sự kiện.

Tại cơ sở mới có hai khu vực hoạt động thể chất: khu vực thể chất trong nhà và ngoài trời. Khu thể chất trong nhà là một nhà tập thể thao (hoặc nhà thi đấu) đa năng có sân bóng rổ, sân cầu lông và bể bơi. Tại khu thể chất ngoài trời có một sân bóng đá, hai sân cầu lông, một sân bóng rổ, một đường nhảy xa, chạy đà và đường chạy 100 mét.[40]

Ngoài ra, nhà trường còn có một số khu vực khác: khu vực phòng y tế, bố trí các phòng làm việc, tra cứu cho từng chuyên ngành, phòng khảo thí với chức năng phục vụ việc ra đề, chấm bài cho các kỳ thi chuyên của nhà trường; khu thực nghiệm được dành riêng diện tích khoảng 1000 mét vuông để làm vườn thực nghiệm môn sinh học, địa lý; tháp truyền thống và khu vực căng tin.

Địa chỉ mới của trường là số 1, đường Hoàng Minh Giám, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Tuy nhiên, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trong những năm gần đây cũng đã bị xuống cấp tương đối nghiêm trọng.[41]

Trường Hà Nội - Amsterdam là một trong số các trường trung học phổ thông có cơ sở vật chất cho thể thao đạt loại tốt của Hà Nội. Hàng năm, trường tổ chức các giải đấu bóng đá như Ams Cup và giải bóng rổ giữa các khóa ABC (Amsterdam Basketball Championship) và có rất nhiều thành tích nổi trội.[42]

Ngoài việc học tập và hoạt động thể chất, các học sinh trường Hà Nội - Amsterdam (thường được gọi là Amser) còn tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau, gồm cả hoạt động thường niên và không thường niên. Các hoạt động ngoại khóa thường niên phần lớn đều là các hoạt động nghệ thuật - khoa học, bao gồm: "Ngày Hội Anh Tài", lễ ra trường "Made In 12" của học sinh khối 12,[43] "Ams' Got Talent"[44], "Nineternal" và "Science Tornado”

Ngoài các hoạt động thường niên, trường còn tổ chức nhiều hoạt động không thường niên khác như: nhạc kịch giữa các khối chuyên, chuyển thể tác phẩm văn học, ngày hội văn hóa, làm sạch môi trường,... Cùng với đó là các câu lạc bộ ngoại khóa như CLB nghệ thuật (HAT), CLB nhiếp ảnh (APC), CLB âm nhạc (Glee Ams), CLB tranh biện (Puzzles Ams)... và tính đến năm 2022, có tới hơn 40 CLB khác nhau ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Trường Hà Nội - Amsterdam cũng là một ngôi trường có nhiều hoạt động, tổ chức xã hội khác nhau. Các tổ chức này phần lớn do những học sinh khối trung học phổ thông của trường lập nên và quản lý. Một số tổ chức xã hội lớn bao gồm: tổ chức y tế nhân đạo SJ Việt Nam - "Bring a smile, soothe the pain",[45] tổ chức môi trường GHA - Green Hanoi-Amsterdam.[46]

Với mong muốn có một nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các lớp, các khoá, các thế hệ học sinh trường Ams, các trường đại học và các tổ chức xã hội trên thế giới, việc thành lập một tổ chức dành cho học sinh của trường đã được xúc tiến bởi các cựu học sinh trường. Vào ngày 20 tháng 11 năm 2000, hiệp hội học sinh trường Hà Nội – Amsterdam xuất hiện.

Sau hơn một năm hoạt động, H-A-O nhận được nhiều đóng góp, và ủng hộ không chỉ từ học sinh và cựu học sinh của trường Ams mà còn của nhiều học sinh từ các trường khác trong cả nước. Với sự đóng góp không ngừng của các thành viên, H-A-O trở thành một hiệp hội hoạt động mạnh mẽ, dành cho học sinh, cựu học sinh của trường Ams cũng như nhiều trường khác.

Ngày 23 tháng 11 năm 2004, "Hiệp hội học sinh Hà nội-Amsterdam" (Hanoi Amsterdam Organization, Inc.) chính thức được đăng ký tại Hoa Kỳ, bởi một số cá nhân, là một tổ chức phi lợi nhuận hải ngoại ở Hoa Kỳ,[47] hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và các mảng liên quan. Tính tới ngày 20 tháng 6 năm 2010, hiệp hội đã có 28.206 thành viên với 2.729.546 bài viết trong diễn đàn thảo luận.[48]

Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam là nơi theo học của nhiều cựu học sinh có nhiều đóng góp trong nhiều lĩnh vực:

Từ khi thành lập, trường Hà Nội Amsterdam đã có nhiều hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế với các trường phổ thông, đại học và nhiều tổ chức trên thế giới. Suốt nhiều năm qua, nhà trường đã giữ được những mối quan hệ tốt đẹp với các trường đại học, cao đẳng và trung học tại các nước phát triển: Viện quốc gia INSA (Pháp), Đại học Connnecticut, Đại học Oregon, Đại học Carroll (Hoa Kỳ), Taylor's Culverhay (Anh), Đại học Bellereys (Úc), Đại học Nam Ninh (Trung Quốc), Trung học Nayang (Hàn Quốc), Trung học Jean de la Fontaine (Pháp), Trung học Anglo-Chinese (Singapore), Trường chuyên ngữ Anyang (Hàn Quốc).[3][11][49][50]

Hàng năm, các khối chuyên ngữ của trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam thường tổ chức những buổi gặp gỡ giao lưu giữa các khoá trong khối với nhau hoặc với các tổ chức quốc tế. Các học sinh của các khối chuyên Pháp, chuyên Nga, chuyên Trung đã thực hiện nhiều hoạt động ngoại khóa với nhiều Đại sứ quán và đã đón tiếp nhiều học sinh từ các trường trung học phổ thông khác nhau trên thế giới. Trường Hà Nội - Amsterdam cũng là một trong những trường đầu tiên của Hà Nội chuẩn bị cho kế hoạch dạy Toán và các bộ môn khoa học bằng Tiếng Anh vào năm học 2011 - 2012.[3][51] Ngoài ra, trường còn cho tổ chức nhiều chương trình giao lưu với nước ngoài bao gồm: đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở nước ngoài; học tập các phương pháp đào tạo ở các nước phát triển như Anh, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan; thực hiện phương pháp trao đổi giáo viên, học sinh để giao lưu giữa các trường đại học của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc và Singapore; cho bạn bè quốc tế giới thiệu du học với học sinh trong trường (như hội thảo du học Anh Quốc).

Nhiều học sinh trường Hà Nội - Amsterdam đã được gửi đi tham dự nhiều hội nghị cấp quốc tế đại diện cho trường như Hội nghị về Quyền trẻ em ở Mỹ (tháng 5 năm 2002), Hội nghị Môi trường ở Nam Phi (tháng 7 năm 2002), Hội nghị Diễn đàn về Quyền trẻ em ở Hàn Quốc (tháng 9 năm 2003),[52] Nghị viện Thanh niên Thế giới tại Sydney (2000, 2004),[53] Hội thảo các nhà khoa học trẻ các quốc gia APEC (tháng 4 năm 2011).[54] Nhiều cuộc thi mang tính quốc tế như cuộc thi tìm hiểu ASEAN, cuộc thi "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" cũng đã được nhiều học sinh tham gia.[55]

Trường đã vinh dự được đón tiếp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Kees van Baaren, Phu nhân Thủ tướng Hà Lan, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo... cùng nhiều vị khách quý về thăm. Trường đã có nhiều năm liên tiếp được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc; đảng bộ trong sạch vững mạnh; tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh và đơn vị thi đua xuất sắc.[56]

Ngoài ra, trường còn được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam trao tặng 3 huy chương[11]:

Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có 1 giải 3 chung kết năm thứ 1, 1 giải nhất chung kết năm thứ 10, 1 giải 3 chung kết năm thứ 16, 1 giải nhì chung kết năm thứ 17, 1 giải nhì chung kết năm thứ 22 cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Trong vòng 25 năm từ 1985, các học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam đã đạt được 3.500 giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố cũng như cấp khu vực và hơn 1.000 giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Trong số 134 giáo viên chính thức của trường, có 4 tiến sĩ, 44 thạc sĩ. Nhiều thầy cô giáo của trường đã được nhận bằng khen của chính phủ, được công nhận là giáo viên dạy giỏi. Có bảy thầy cô giáo đã được nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.[11][57] và một tổ giáo viên được phong tặng Huân chương Lao động hạng Ba[56]

Vào năm 2011, trường đạt 100% học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông và có 2 học sinh là thủ khoa và á khoa của thành phố Hà Nội.[58] Đồng thời, học sinh trường Hà Nội - Amsterdam cũng đã xếp thứ 11 trong số 200 trường trung học phổ thông có điểm thi đại học cao nhất cả nước.[59] 95% học sinh trường Hà Nội - Amsterdam được nhận vào các trường đại học lớn của Việt Nam và nước ngoài.[11] Khoảng 30%-35% học sinh nhập học ở các trường đại học nước ngoài. Nhiều cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam đã và đang theo học tại Harvard, Yale, Princeton, Columbia, MIT, Đại học Carnegie Mellon, Johns Hopkins, Hitotsubashi, Tokyo, CalTech, Stanford, Dartmouth, Amherst, Brown, Williams, Swarthmore, Cambridge, Oxford, Học viện Kinh tế - Chính trị London, RMIT, Technische Universität Dresden, École Polytechnique, École Normale Supérieure và các đại học uy tín khác của Hoa Kỳ, Anh, Singapore, Úc, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc,...[60]

Trường Chuyên Amsterdam Hà Nội là một trong những trường THCS, THPT bậc nhất Hà Nội. Với sứ mệnh giáo dục những học sinh hàng đầu Việt Nam, Chuyên Amsterdam  chính là niềm mơ ước của bao bạn trẻ, là niềm tự hào chắp cánh ước mơ tương lai.

Hệ thống trường Chuyên Amster Hà Nội bao gồm: trường THCS Amsterdam và THPT Amsterdam. là ngôi trường HOT nhất Hà Nội. Với xứ mệnh ươm mầm và phát triển những tài năng tạo ra thế hệ trẻ tài giỏi, năng động, sáng tạo và phát triển toàn diện. Trường luôn đi đầu trong việc đổi mới giáo dục, xây dựng mô hình tiên tiến, hiện đại phù hợp với xu hướng giáo dục của thế giới.

Trường Amsterdam được thành lập năm 1972, trải qua 50 năm hình thành và phát triển Amsterdam ngày càng vững mạnh. Được chú trọng đầu tư nên cơ sở vật chất của trường được đánh giá là một trong những ngôi trường có cơ sở vật chất hàng đầu Việt Nam. Trường Chuyên Amsterdam Hà Nội nằm trong khuôn viên với diện tích 5ha với thiết kế theo phong cách nước ngoài gồm ba dãy, các dãy học sẽ có 5 tầng (kể cả tầng hầm và bãi đỗ xe) được dùng làm phòng học cho khối lớp 6 đến lớp 12.

Bên cạnh đó là hệ thống các phòng thí nghiệm Hóa - Sinh - Vật lý và các phòng đội tuyển. Trường có tổng cộng 71 phòng học. 12 phòng học cho các đội tuyển Văn, Toán, Trung, Lý, Hóa, Sinh, Nga, Pháp, Sử, Địa, Tin. 15 phòng học riêng biệt cho từng bộ môn.

Có 2 khu hoạt động thể chất: trong nhà và ngoài trời. Khu thể chất trong nhà là một nhà thể thao đa năng có sân bóng rổ, sân cầu lông và bể bơi. Tại sân bóng rổ ngoài trời có 1 sân bóng đá, 2 sân cầu lông, 1 sân bóng rổ, một đường nhảy xa, chạy đà và đường chạy 100m

Nhà trường cũng có phòng thư viện, phòng vi tính với đầy đủ cở sở vật chất hiện đại phục vụ cho quá trình học tập của học sinh.

Ngoài ra còn có 1 số khu vực khác: nhà ăn, khu vực y tế, bố trí các phòng làm việc, tra cứu cho từng chuyên ngành, phòng khảo thí với chức năng phục vụ việc ra đề, chấm bài cho các kỳ thi chuyên của nhà trường; khu thực nghiệm dành riêng cho các môn sinh học, địa lý; khu căng tin và nhà ăn.

Trường Hà Nội Amsterdam luôn được lãnh đạo thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục Đào giúp đỡ, tạo điều kiện quy tụ về đây nhiều thầy cô giáo giỏi, giàu tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Với lòng say mê nghề nghiệp, với tài năng sư phạm sẵn có trong một môi trường sư phạm mẫu mực, lớp lớp thầy giáo, cô giáo của nhà trường đã tiếp bước trưởng thành. Từ khoảng 50 giáo viên trong những ngày đầu mới thành lập, đến nay nhà trường đã có một đội ngũ với hơn 134 thầy cô giáo trong đó có 04 tiến sĩ và hơn 44 thạc sĩ. Nhiều thầy cô giáo của nhà trường đã được nhận bằng khen của chính phủ, được công nhận là giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi và có 7 thầy cô giáo đã được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú. Các thầy cô với chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm nhiều năm cùng sự tận tâm thấu hiểu học sinh chắc chắn sẽ là những người lái đò đưa các học sinh đến với bến đỗ ước mơ.

Trường THCS, THPT Hà Nội – Amsterdam đào tạo theo 2 hệ: Hệ phổ thông cơ sở và Hệ phổ thông trung học.

Hệ phổ thông cơ sở: Nhà trường tuyển chọn học sinh có năng lực vào học từ lớp 6. Qua 4 năm các em được các thầy cô nâng cao năng lực học tập và đạo đức để có đủ khả năng thi vào lớp 10 trường THPT Hà Nội – Amsterdam.

Hệ phổ thông trung học: Các em học sinh sẽ có thể lựa chọn học hệ thường hoặc hệ song bằng. Với hệ đào tạo song bằng tại trường Hà Nội Amsterdam các em sẽ được học song song chương trình học của Bộ GD&ĐT và quốc tế. Học sinh sẽ nhận được 2 bằng tú tài sau khi hoàn thành cấp THCS hoặc THPT. Đó là bằng tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT và bằng IGCSE (hệ THCS) hoặc bằng A-Level (hệ THPT).

Chương trình phổ biến nhất ở Việt Nam là Cambridge. Các em học sinh sẽ được học kết hợp giữa chương trình của Bộ GD&ĐT và 4 môn học từ chương trình Cambridge. Bao gồm các môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh, Công nghệ thông tin.

Khối THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam từ lâu đã được đánh giá là nơi có chất lượng đào tạo tốt của Thủ đô, với chất lượng giáo dục đồng đều cùng số lượng lớn học sinh đạt giải cao trong các kì thi trong nước và quốc tế. Khối cấp 2 được mở ra với mục đích tìm kiếm và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu nhằm tạo nguồn cho các kì thi Quốc gia, Quốc tế cũng như duy trì môi trường trường chuyên từ lớp 6 đến lớp 12, chất lượng học tập luôn là yếu tố được đảm bảo tối đa đối với các học sinh theo học tại mái trường Hà Nội - Amsterdam. Học sinh khối cấp 2 cũng được làm quen với việc xây dựng và tổ chức các hoạt động tập thể, tham gia các hoạt động của trường lớp, đoàn đội ngay từ sớm.

Chất lượng giáo dục được thể hiện rõ nhất qua tỷ lệ đỗ cấp 3 của trường. THCS Amsterdam có tỉ lệ đỗ cấp 3 vào các trường chuyên rất cao điển hình năm 2022 lớp 9A có 53/53 học sinh đỗ trường chuyên trong kì thi vào các trường THPT chuyên và có 3 thủ khoa chuyên Toán, Văn, Lý.

Khối THPT Amsterdam luôn đứng top đầu trường có số lượng học sinh đạt bảng vàng trong các kỳ thi sinh giỏi quốc tế, quốc gia hay thành phố. Nhiều thầy cô giáo của trường đã được nhận bằng khen của chính phủ, được công nhận là giáo viên dạy giỏi. Có bảy thầy cô giáo đã được nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, và một tổ giáo viên được phong tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Mái trường này, không chỉ vun đắp những tài năng trẻ tuổi đã giành được những huy chương vàng trong các cuộc thi trí tuệ quốc tế, mà còn là xuất phát điểm cho một số lượng lớn các du học sinh Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia học tập, nghiên cứu tại khắp các nước trên thế giới. 5% đỗ Đại học, trong đó có nhiều thủ khoa đỗ vào các trường Đại học hàng đầu của đất nước. Nhiều học sinh đã giành được học bổng du học của các trường đại học danh tiếng trên thế giới như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Úc… Các học sinh đều mang theo sự tự tin, năng động, sự chăm chỉ và thông minh đã được các thầy cô Hà Nội – Amsterdam nhen nhóm và khích lệ, các cựu Amser gặt hái được không ít thành tích trước bạn bè quốc tế. Chính vì thế, tên tuổi của nhà trường đồng nghĩa với một thương hiệu giáo dục uy tín vươn tầm thế giới.9

Đối với hệ THPT, hình thức thi là các môn chuyên thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ chuyên thi theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết.

Điểm tuyển sinh được tính bằng tổng điểm kiểm tra ba môn. Các thí sinh phải tham dự đủ bài kiểm tra, không vi phạm quy chế đến mức hủy kết quả và các bài đều đạt điểm lớn hơn 2 theo thang điểm 10.

Trường sẽ xét từ cao đến thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao. Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh điểm xét tuyển bằng nhau, trường sẽ tiếp tục chọn theo thứ tự ưu tiên là: có điểm sơ tuyển cao hơn; có tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt cao hơn; học sinh có hộ khẩu thường trú tại Cầu Giấy.

Tỷ lệ chọi Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam luôn nằm trong top cao, do đó các em học sinh cần chuẩn bị kiến thức vững vàng, tự tin cố gắng.

Không có thông tin chính thức về học phí THCS Hà Nội Amsterdam trên trang web của trường. Tuy nhiên thông qua chia sẻ của một số phụ huynh đang có con theo học tại trường Amsterdam:

- Địa chỉ: Số 1, Hoàng Minh Giám, Cầu Giấy, Hà Nội - Điện thoại: 024 8463 096 - Email: [email protected] - Website: http://hn-ams.edu.vn - Fanpage: https://www.facebook.com/thcshanoiams/

Tìm cơ sở giáo dục chất lượng cho con em theo học là vấn đề mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng quan tâm. Bởi trường học là nơi đào tạo các em thành người có ích cho xã hội. Thầy cô sẽ người trực tiếp chỉ dạy để phổ cập kiến thức, giúp các em trưởng thành hơn. Trường THCS Hà Nội Amsterdam là một trong những cơ sở được nhiều cha mẹ lưu ý nhất hiện nay. Hãy cùng văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu Thông tin địa chỉ Trường THCS Hà Nội Amsterdam qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu thêm về Trường THCS Hà Nội Amsterdam, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Trường Hà Nội – Amsterdam được thành lập bởi vốn hỗ trợ của nhân dân Amsterdam, Hà Lan với mục đích ban đầu là trở thành mô hình trường trung học phổ thông chuyên toàn diện đầu tiên của thành phố Hà Nội. Ngày nay, trường đã được chia làm hai khối: khối trung học cơ sở và khối trung học phổ thông. Địa điểm ban đầu của trường nằm tại phố Nam Cao, Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội (nay là trường THPT Nguyễn Trãi - Ba Đình). Vào tháng 8 năm 2010 đã chuyển sang địa điểm mới nằm ở phố Hoàng Minh Giám, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trường đã được ghi nhận về những thành tích học tập xuất sắc và sự đổi mới thường xuyên trong cách giáo dục của trường. Nhiều học sinh trong trường đã giành được rất nhiều giải thưởng trong nước và ngoài nước như kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế, Olympic Vật lý Quốc tế, Olympic Vật lý châu Á, Olympic Hóa học quốc tế, Olympic Tin học quốc tế, Olympic Sinh học quốc tế.

2. Thông tin địa chỉ Trường THCS Hà Nội Amsterdam, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Địa chỉ: Hoàng Minh Giám, Cầu Giấy, Hà Nội Email: [email protected]

Trên đây là thông tin địa chỉ Trường THCS Hà Nội Amsterdam, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Với những gì mà chúng tôi cung cấp trên đây thì trường tiểu học này rất xứng đáng để các bậc phụ huynh cho con em mình theo học. Mọi thông tin xin liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: [email protected]

Hôm nay 28.10,Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tổ chức hội thảo xây dựng đề án Trường THPT chuyên Chu Văn An. Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, đã báo cáo đề án xây dựng nhà trường thành trường THPT chuyên, trong đó nêu các căn cứ pháp lý và sự cần thiết của đề án.

Một góc Trường THPT Chu Văn An, ngôi trường tròn 115 tuổi

Theo báo cáo, hiện nay, nhà trường có 57 lớp với 2.176 học sinh ở 4 mô hình, gồm: lớp chuyên, lớp phổ thông, lớp song ngữ và lớp học theo chương trình đào tạo song bằng tú tài quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc. Địa bàn tuyển sinh của nhà trường là học sinh từ các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra.

Theo bà Nguyễn Thị Nhiếp, bên cạnh những điểm mạnh về bề dày truyền thống lịch sử và kết quả giáo dục, do vẫn hoạt động như trường THPT không chuyên nên nhà trường có một số khó khăn như thiếu giáo viên dạy một số môn chuyên; chưa có chính sách học bổng và chế độ khen thưởng đối với học sinh, giáo viên lớp chuyên; thiếu nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng học sinh.

Theo dự kiến lộ trình xây dựng Trường THPT Chu Văn An thành trường chuyên: các mô hình khác lớp chuyên của trường (phổ thông, song ngữ, song bằng) tiếp tục duy trì đến hết năm học 2026 - 2027. Từ năm học 2027 - 2028, nhà trường chỉ tổ chức lớp chuyên. Khi trở thành trường chuyên, nhà trường đề nghị tiếp tục được tuyển sinh học sinh lớp 9 khu vực phía bắc (từ Thanh Hóa trở ra) với điều kiện có kết quả xếp loại học tập, rèn luyện đạt mức tốt.

Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định sự cần thiết cũng như căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn của đề án. Hiện nay, Trường THPT Chu Văn An hoạt động theo quy chế của trường bình thường và là một trong hơn 121 trường công lập của Hà Nội chứ không nằm trong hệ thống trường chuyên.

Tuy nhiên, nhà trường lại đang tổ chức thực hiện cả nhiệm vụ của trường chuyên. Chất lượng giáo dục cũng như các điều kiện hiện nay về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo… là những thuận lợi cơ bản để trường THPT Chu Văn An trở thành trường chuyên. Theo đó, nguồn lực đầu tư cho nhà trường cũng như các chính sách cho giáo viên và học sinh sẽ được nâng cao và thuận lợi hơn.