Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là người khai sinh ra Đạo Phật. Ngài đã tu luyện thành Phật, giác ngộ chân lý và truyền bá chúng để cứu khổ chúng sinh. Ngày nay, Phật Thích Ca Mâu Ni được mọi người tôn kính, thờ tựu và không thể thiếu trong mỗi ngôi chùa. Vậy thực sự Phật Thích Ca Mâu Ni là ai mà có sức ảnh hướng lớn đến như vậy? Hãy cùng Vật Phẩm Phật Giáo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là người khai sinh ra Đạo Phật. Ngài đã tu luyện thành Phật, giác ngộ chân lý và truyền bá chúng để cứu khổ chúng sinh. Ngày nay, Phật Thích Ca Mâu Ni được mọi người tôn kính, thờ tựu và không thể thiếu trong mỗi ngôi chùa. Vậy thực sự Phật Thích Ca Mâu Ni là ai mà có sức ảnh hướng lớn đến như vậy? Hãy cùng Vật Phẩm Phật Giáo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp, kinh doanh các loại tượng Phật Thích Ca với đa dạng các mẫu mã, chất liệu cũng như chất lượng khác nhau. Do đó, để mua được tượng Phật Thích Ca với chất lượng tốt nhất đi kèm với đó là giá cả phải chăng, bạn có thể tham khảo các sản phẩm tại Vật phẩm Phật giáo.
Vật phẩm Phật giáo là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các ấn phẩm Phật giáo với mức giá, chất lượng tốt nhất, trong đó có tượng Phật. Các sản phẩm tại đây đều được thực hiện bởi các nghệ nhân lâu năm, tay nghề cao, do đó đảm bảo được sự tinh tế, tính thẩm mỹ cũng như mang đến những bức tượng chân thực, sắc nét nhất, tạo sự hài lòng cho khách hàng.
Để tham khảo chi tiết hơn về các sản phẩm tượng Phật cũng như các sản phẩm nội thất, thờ cúng khác, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Vật phẩm Phật giáo thông qua hotline 08.6767.1366 hoặc truy cập vào website vatphamphatgiao.com để lựa chọn sản phẩm phù hợp, ưng ý nhất.
P1:Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ giáng sinh đến thành đạo: Kinh Pháp Hoa chép :" Vì một nhân duyên lớn, Phật mới xuất hiện ra đời ". Đó chính là " Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến ", để cho chúng sanh nhờ đó mà đổi mê ra ngộ, thấy tánh tỏ tâm, vượt sống khỏi chết, lìa khổ được vui. Bắt nguồn một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một vị nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, cho đến mỗi im lặng của Ngài đều là những bài học quý báu cho chúng ta. Nếu chúng ta học giáo lý của Ngài mà không hiểu rõ đời sống của Ngài, thì sự học hỏi của chúng ta còn phiến diện, thiếu sót. Ðời Ngài chính là những biểu hiện giáo lý của Ngài. Ngài nói và Ngài thực hành ngay những lời Ngài đã nói. Ðời Ngài là một bằng chứng hiển nhiên để người đời nhận thấy rằng giáo lý của Ngài có thể thực hiện được, chứ không phải là những lời nói suông, những không tưởng, những lâu đài xây dựng trên mây, trên khói. Vậy cho nên khi chúng ta học hỏi đời Ngài, chúng ta không nên có cái quan niệm học cho biết để thỏa mãn tính hiếu kỳ, mà chúng ta cần phải tìm hiểu ý nghĩa thâm túy của đời sống ấy để đem áp dụng cho đời sống của chúng ta. Làm được như thế mới khỏi phụ ý nguyện lớn lao của đức Phật khi giáng sinh xuống cõi Ta Bà này và đã cam chịu bao nỗi đau khổ, gian lao trong kiếp sống như mỗi người chúng ta. 1.Bồ Tát Hộ Minh tại cung trời Đâu Suất được chư thiên thỉnh tái thế để cứu vớt chúng sanh ở cõi Ta Bà.
2.Hoàng Hậu Ma Da nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà từ trên hư không xuống, lấy ngà khai hông hữu của bà mà chun vào.
3.Thái tử Đản sinh vào ngày trăng tròn tháng vesak trước Tây lịch 624 năm, tại vườn Lâm-tỳ-ni cách thành Ca-tỳ-la-vệ 15 cây số. Ngài đi 7 bước nở 7 đóa hoa sen, một tay chỉ trời một tay chỉ đất nói rằng:" Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn". Sau khi sinh ngài được bảy ngày thì hoàng hậu Ma Da qua đời. Thái tử được giao cho người dì là Ma Ha Ba Xà Bà Đề nuôi dưỡng.
4.Vua Tịnh Phạn mời các vị tiên tri đến xem tướng Thái tử trong lễ đặt tên.
5.Tiên A Tư Đà xem tướng cho Thái Tử, tiên đoán rằng: Thái tử vì có 32 tướng tốt xuất hiện, nên sẽ trở thành một vị Thánh. Nhưng vua Tịnh Phạn lại chỉ muốn con mình làm một vị vua để nối dõi tông đường mà thôi. Vì thế, Tịnh Phạn Vương muốn đổi số mệnh con mình, nên đặt tên cho Thái tử là Tất Ðạt Ða *(Siddartha) theo tiếng Phạn, nghĩa là: "Kẻ sẽ giữ chức vị mà mình phải giữ". Chức vị mà Tịnh Phạn Vương muốn ám chỉ đây tức là ngôi Vua. Ngài không ngờ rằng chính thật chức vị của Ngài là chức vị Phật.
6.Thái tử Tất Đạt Đa dự lễ hạ điền.Ngài thấy người nông dân cầm roi đánh con trâu đang nặng nhọc kéo cày phía trước. Lưỡi cày xới tung đất lên cuốn theo những con trùng, có con bị nắng thiêu đốt, có con bi lưỡi cày cắt thành nhiều đoạn đang quằn quại. Lại có những con chim nhỏ bay xuống gấp lấy những con trùng đó, rồi lại có những con chim lớn đuổi bắt những con chim nhỏ. Ngài cảm thấy buồn phiền với những điều mình vừa trông thấy, nên đã ra một gốc cây to để thiền định.
7.Thái tử mỗi năm mỗi lớn, thì diện mạo càng thêm khôi ngôi, tài năng càng phát lộ gấp bội. Ngài có một sức khỏe hơn người, một trí thông minh xuất chúng.
8.Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi tuyển chọn phò mã. Ngài đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La lúc ngài được 16 tuổi.
9.Thái tử được vua cha yêu quý, sống trong cuộc sống sung túc đầy đủ cung vang điện ngọc, đàn ca múa hát, vợ đẹp con ngoan. Nhưng vẫn cảm thấy lòng nặng trĩu trong nỗi băn khoăn thắc mắc.
10.Một ngày khi đi dạo bốn cửa thành, ngài đã nhìn thấy 4 hình ảnh đó là : một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chết và một vị tu sĩ. Ngài nhận ra một điều là con người ta được sinh ra rồi già đi, rồi sẽ bị bệnh tật và cuối cùng sẽ chết cho dù người đó có là ai đi chăng nữa. Ngài trân quý hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ.
11.Ngài nhìn thấy các cung nữ say sưa, thân thể lõa lồ, nằm ngổn ngang trong phòng sau cuộc tiệc linh đình khiến ngài cảm thấy sự ô uế của con người.
12.Một đêm khuya thừa dịp quân lính canh gác và cung phi mỹ nữ say ngủ sau một tiệc linh đình, Thái Tử lén trổi dậy nhìn vợ con lần cuối để chuẩn bị rời đi khỏi thành Ca-tỳ-la-vệ.
13.Ngài gọi người giữ ngựa Xa Nặc dậy,cưỡi ngựa Kiền Trắc, rồi hai thầy trò trốn ra khỏi thành. Lúc bấy giờ nhằm đêm mồng tám tháng hai, và Ngài được 19 tuổi.
14.Khi đến bờ sông Anoma, ngài đã cắt tóc, trao lại ngựa, tháo bỏ tất cả trang sức quần áo đưa cho Xa Nặc và kêu Xa Mặc trở về.
15.Sau khi đã thọ giáo hết với 2 vị thấy đầu tiên là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta ngài đã đến một khu rừng để tu ép xác khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều Trần Như. Sau 6 năm tu ép xác, thân thể ngài càng suy nhược, yếu ớt tưởng chừng sắp chết. Đến khi ngài nghe được tiếng đàn của đấng Phạm Thiên Indra, ngài liên tưởng đến loại dây đàn không quá căng cũng không quá chùng nên ngài đã phát hiện ra con đường trung dung – Trung Đạo. Ngài đã ăn uống bình thường trở lại. Điều này khiến cho 5 anh em Kiều Trần Như thất vọng và đã bỏ ngải để ra đi tìm nơi khác tiếp tục ép xác tu hành.
16.Ngài thọ nhận bát cháo sữa của nàng Su Dà Ta.
17.Sau khi thọ thực xong, Ngài đã đặt chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên và thệ nguyện sẽ đạt được giác ngộ rốt ráo. Chiếc bát đã trôi ngược theo dòng nước. Sau đó ngài đã băng qua dòng nước và được anh nông dân cúng dường bó cỏ Kusa (một loại cỏ thơm), Ngài bèn dùng bó cỏ làm gối lót tọa thiền, rồi đến ngồi dưới gốc cây Bồ Đề mà phát nguyện:" Nếu ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết k đứng dậy khỏi chỗ này".
18.Khi Ngài đang ngồi thiền thì bất chợt có một cơn mưa trái mùa rất lớn. Thần rắn Naga liền bò ra khỏi hang, quấn mình quanh chổ ngồi của ngài 7 vòng để nâng ngài lên và dùng đầu của mình để che mưa cho Ngài.
19.Ngài đã ngồi quán tưởng các duyên khởi, nhìn thấy được các kiếp trước của mình, của chúng sanh, sự hình thành và hủy diệt của thế giới, của nhiều thế giới.
20.Ðức Thích Ca đã ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới gốc Bồ Ðề. Trong 49 ngày ấy Ngài đã chiến đấu với bọn giặc phiền não ở nội tâm như tham, sân, si, nghi, mạn...và chiến đấu với giặc Thiên Ma do Ma Vương Ba Tuần chỉ huy.
21.Trong đêm thứ 49, vào canh hai, Ngài chứng được quả "Túc Mệnh Minh", (thấy rõ được tất cả quá khứ của mình trong tam giới). Ðến nữa đêm, Ngài chứng được quả "Thiên Nhãn Minh" (thấy được tất cả bản thể của vũ trụ vànguyên nhân cấu tạo của nó). Ðến canh tư, Ngài chứng được "Lậu Tận Minh" (rõ biết nguồn gốc của đau khổ và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi). Từ ngày ấy, Ngài được Ðạo vô thượng, thành bậc "Chính Ðẳng Chính Giác", hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày thành đạo của Ngài tính theo Âm lịch là ngày mồng 8 tháng 12, vào lúc sao mai mọc. Lúc ấy Ngài được 30 tuổi.
Nguồn: Tham khảo Phật học Phổ thông của HT. Thích Thiện Hoa và nguoiphattu.com.
“Từ đây thẳng về phương Tây, trải qua mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Cõi ấy có đức Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đương thuyết pháp. -- Tại sao cõi kia gọi là Cực Lạc? Vì chúng sanh ở cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên gọi là Cực Lạc. --
Đức Phật ấy vì sao hiệu là A Di Đà? Bởi ánh sáng của đức Phật này không lường, soi khắp mười phương quốc độ, không chỗ nào chướng ngại, nên hiệu là A Di Đà. Lại nữa, đức Phật kia cùng với nhân dân của ngài sống lâu đến không lường, không ngằn A Tăng Kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà. -- Chúng sanh, sanh về cõi Cực Lạc, đều là bậc A bệ bạt trí, trong ấy hàng nhứt sanh bổ xứ rất nhiều, không thể dùng toán số tính biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên A tăng kỳ để nói mà thôi. -- Chúng sanh nào nghe kinh này, nên phát nguyện sanh về nước kia.--Tại sao thế? Vì được cùng các bậc người thượng thiện ở chung một chỗ.
* Nếu có người thiện nam thiện nữ nào nghe nói đến Phật A Di Đà, giữ niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày, một lòng không loạn, khi người ấy mạng chung, Phật A Di Đà cùng các Thánh Chúng hiện ở trước. Bấy giờ kẻ ấy lòng không điên đảo, liền được sanh về cõi Cực Lạc.
* Chúng sanh các ngươi! Nên tin kinh “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức, Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm” này.
Hành giả ngồi ngay thẳng, chuyên tâm tưởng đức Phật A Di Đà, tướng đẹp như thế, oai nghi như thế, đại chúng như thế, thuyết pháp như thế, tưởng niệm như vậy, tâm tâm nối nhau, thứ lớp không loạn, sẽ thấy được Đức Phật kia. Ví như trong đời có người nam hay nữ đi xa ở xứ khác, trong giấc mơ thấy nhà cửa của mình. Lúc bấy giờ thật ra người ấy chẳng biết là đêm hay ngày, là ngoài hay trong, tường vách núi đá không thể che ngăn, cho đến sự tối tăm mù mịt không làm chướng ngại. Hành giả mỗi niệm cứ huân tu như thế, lâu ngày sự quán tưởng sẽ sáng suốt lanh lẹ, kết qủa thấy được đức Phật Di Đà.
-- Muốn sanh về Cực Lạc, phải tu ba thứ phước:
1) Hiễu dưỡng cha mẹ, phụng thờ Sư trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành.
2) Thọ trì tam quy, giữ trọn các giới, đừng phạm oai nghi.
3) Phát lòng bồ đề, tin sâu lý nhân qủa, đọc tụng kinh Đại thừa, khuyến tấn người tu hành. Ba điều trên đây gọi là tịnh nghiệp.
-- Bấy giờ Di Lặc Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói những công đức lợi ích của Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc. Lại bảo: Nếu có chúng sanh nào phát mười thứ tâm, một lòng chuyên niệm hướng về Phật A Di Đà, khi người ấy mạng chung sẽ được sanh về thế giới của đức Phật kia. Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là phát mười thứ tâm, và do tâm này sanh về Cực Lạc?” -- Phật bảo: “Này Di Lặc! Mười thứ tâm ấy không phải hạng người phàm phu, bất thiện có thể phát được. Những gì là mười tâm:
Đối với chúng sanh khởi lòng đại từ không làm tổn hại.
Đối với chúng sanh khởi lòng đại bi không làm bức não.
Với chánh pháp của Phật khởi lòng hộ trì không tiếc thân mạng.
Với tất cả pháp lành sanh lòng thắng nhẫn, không chấp trước.
Tâm an vui trong sạch, tôn trọng, không tham lợi dưỡng, sự cung kính.
Tâm cầu chứng trí của Phật, trong tất cả thời không xao lãng.
Đối với tất cả chúng sanh hằng tôn trọng cung kính, không khinh rẻ là hèn thấp.
Không say đắm theo thế luận, đối với phần bồ đề sanh lòng quyết định.
Tâm thanh tịnh tu các căn lành, không hề tạp nhiễm.
Đối với các đức Như Lai, xả lìa các tướng, lòng tùy niệm.
Di Lặc! Đó là mười thứ phát tâm của Bồ Tát, do tâm nào sẽ được sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Di Lặc! Nếu có người nào trong mười tâm này, tùy ý thành tựu được một tâm, ưa thích muốn về Cực Lạc, quyết không lẽ nào không được vãng sanh.