Lập Dự Toán Để Làm Gì

Lập Dự Toán Để Làm Gì

Dự toán là công việc quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vậy khái niệm dự toán là gì? Mục đích của việc dự toán cũng như cách thực hiện cho người mới bắt đầu như thế nào? Mời các bạn cùng VRO Group tham khảo trong bài viết dưới đây.

Dự toán là công việc quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vậy khái niệm dự toán là gì? Mục đích của việc dự toán cũng như cách thực hiện cho người mới bắt đầu như thế nào? Mời các bạn cùng VRO Group tham khảo trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn lập kế hoạch dự toán cho người mới bắt đầu

Đối với người bắt đầu cần phải hình dung các bước thực hiện dự toán, chi tiết các hạng mục cần, cụ thể:

Để có thể tính toán được số lượng, yêu cầu người thực hiện cần phải biết đọc bản vẽ. Đối với nhiều người không học chuyên ngành xây dựng hay chưa có kinh nghiệm cần tìm hiểu thật kỹ và nắm bắt được ý tưởng thiết kế trên bản vẽ. Còn đối với người vừa đảm nhiệm việc thiết kế vừa tiến hành lập dự toán thì bước này sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Trong quá trình thực hiện cần lưu ý đến khối lượng chính. Còn đối với những khối lượng nhỏ thì ta có thể đóng góp ý kiến và dần hoàn thiện để quen dần với công việc và làm việc hiệu quả hơn so với những dự án đó.

Bản chất của việc chiết tính đơn giá chính là dự toán khối lượng sau đó nhân với đơn giá. Công việc sau khi định giá được khối lượng chính là cần phải tính thêm cả đơn giá theo 4 số liệu, đó là: Định mức ( mức giá hao phí tối đa để có thể thực hiện một đơn vị nhất định), giá của vật liệu, giá nhân công và giá ca máy.

Đối với người bắt đầu có thể tham khảo bảng dự toán từ những người có kinh nghiệm và làm trước đó. Sau đó xem cách họ áp dụng như thế nào và sau khi đã quen với công việc thì có thể can thiệp một cách sâu hơn.

Đây là công việc rất phức tạp, nó không phải là vấn đề tính toán. Bởi bạn có thể sửa được trực tiếp trên bảng tính của giá vật liệu mà sự phức tạp chính là giá của vật tư. Vậy vật liệu được lấy ở đâu? Làm sao để có thể chấp được mức giá đó?

Để trả lời cho những câu hỏi này bạn có thể tham khảo giá ở Công bố giá liên sở trên các mạng hay tại các địa phương. Hoặc bạn có thể đi khảo sát thực tế tại các cửa hàng, đại lý bên ngoài. Để từ đó đưa ra dự toán giá cho các vật liệu xây dựng.

Một số yêu cầu đối người thực hiện dự toán

Để có lập bảng dự toán chi tiết, chính xác, người thực hiện cần có những kĩ năng sau đây:

Điều đầu tiên cần có để thực hiện được dự toán đó là đọc được bản vẽ để có hình dung được công trình. Bên cạnh đó, bạn cần được trang bị các kiến thức chuyên môn về nguyên vật liệu để xây dựng công trình và nắm được các vấn đề tiền lệ trong xây dựng.

Nội dung dự toán xây dựng công trình

Nội dung dự toán xây dựng công trình được quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, bao gồm:

Bao gồm chi phí xây dựng các công trình và hạng mục công trình của dự án; công trình và hạng mục công trình tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình và thiết bị công nghệ (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có).

Chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Chi tiết được quy định tại Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

Chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Chi tiết được quy định tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

Bao gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng như chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy và thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; và các chi phí khác không thuộc các danh mục chi phí đã nêu ở trên.

Chi phí dự phòng: Bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng và công việc phát sinh cũng như chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

(Theo điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP)

Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng khi cần thiết. Tổng dự toán bao gồm các dự toán xây dựng công trình, chi phí tư vấn, chi phí khác, và chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.

Các chi phí khác trong xây dựng

Dự toán xây dựng công trình của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), cụ thể như sau:

– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) khi:

–  Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trong đó, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 13  Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc

Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, có rất nhiều phần mềm ra đời để hỗ trợ cho quá trình thiết kế xây dựng và phác thảo bản vẽ. Do đó nếu như bạn có sự am hiểu nhất định về máy tính và kỹ năng thành thạo với đầu óc nhạy bén để có thể áp dụng trong công việc sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về dự toán là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng nó sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Hãy theo dõi và đồng hành cùng Vro Group để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Khóa học lập dự toán dự thầu, giá dự thầu, lập hồ sơ dự thầu để chào thầu

Mời bạn tham gia Khóa học lập dự toán dự thầu (lập giá dự thầu, lập hồ sơ dự thầu, chào thầu) của Công ty CP Giá Xây Dựng. 1. Vấn đề qua các câu hỏi?

5. Tài liệu: Được biên soạn riêng, không có bán trên thị trường.

Dự toán xây dựng là một công việc quan trọng trong lĩnh vực xây dựng nhằm đảm bảo được tiến độ và ngân sách của dự án. Vậy dự toán xây dựng công trình là gì? Các bước lập dự toán xây dựng gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng Vạn An Group nhé!

Theo khoản 1 Điều 135 của Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), dự toán xây dựng công trình là tổng chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu và các công việc xây dựng.

Chi phí này được xác định dựa trên khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các yêu cầu công việc phải thực hiện, cùng với các định mức và giá xây dựng.

Về cơ bản,dự toán xây dựng công trình ta đơn giản là ta phải có 3 thành phần chính :

Để có được danh mục khối lượng, ta dựa vào Bản vẽ thiết kế kỹ thuật để tính toán và đo bóc khối lượng, cùng với Định mức của công việc để lập Bảng danh mục liệt kê khối lượng các công tác cần thực hiện và đơn vị tính tương ứng.

Ví dụ, khi đo bóc khối lượng cho một cái móng bê tông, bảng cần liệt kê các công tác sau: Đào đất (m³, 100m³), Lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn (m², 100m²), Lắp đặt cốt thép (kg, tấn), Đổ bê tông (m³), và cuối cùng là Lấp đất, đầm chặt (m³, 100m³).

Sau khi đã xác định được khối lượng công việc, bạn cần tính thêm đơn giá. Để tính được đơn giá, bạn cần ít nhất 4 loại số liệu: Định mức, giá vật liệu đến hiện trường, giá nhân công (tiền công hoặc tiền lương cho một ngày làm việc), và giá ca máy.

Định mức là mức hao phí tối đa để thực hiện một đơn vị công tác nào đó. Định mức của các công việc được quy định trong các thông tư của Bộ Xây dựng (mới nhất là Thông tư số 12/2021/TT-BXD).

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có thể không có công tác tương ứng hoặc công tác trong định mức không hoàn toàn phù hợp. Để giải quyết vấn đề này, cần thực hiện công tác tạm tính hoặc điều chỉnh công tác gốc của định mức. Việc này đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức thực tế để điều chỉnh chính xác và quan trọng nhất là bảo vệ được quyền lợi của mình. Định mức sẽ được nhân với giá vật liệu, giá nhân công và giá ca máy để xác định chi phí trực tiếp.

Sau khi xác định được chi phí trực tiếp, ta cần xác định thêm các hệ số chi phí khác để đi đến giá trị cuối cùng.

Một số chi phí thường được tính bao gồm:

Chi phí gián tiếp: Chi phí chung, chi phí cho một số công tác không thể xác định từ thiết kế, chi phí lán trại và nhà tạm để ở và điều hành thi công.

Các chi phí này được quy định rất chi tiết trong các thông tư nền tảng, với các khung tỷ lệ dựa trên đặc thù của công trình (loại công trình, bước thiết kế, cấp công trình) và giá trị của công trình. Phần này tương đối phức tạp và đòi hỏi kinh nghiệm hoặc sự hỗ trợ từ các phần mềm dự toán.