Làng Nghề Trung Văn

Làng Nghề Trung Văn

Năm 2014, kỹ sư trẻ sinh năm 1992 Bùi Văn Tự đã giới thiệu đến công chúng loại hình nghệ thuật "Điêu khắc ánh sáng" tại sân khấu của chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam. Điêu khắc ánh sáng là loại hình nghệ thuật được kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc truyền thống trên các chất liệu thủ công và ánh sáng tạo nên bức tranh phía sau.

Năm 2014, kỹ sư trẻ sinh năm 1992 Bùi Văn Tự đã giới thiệu đến công chúng loại hình nghệ thuật "Điêu khắc ánh sáng" tại sân khấu của chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam. Điêu khắc ánh sáng là loại hình nghệ thuật được kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc truyền thống trên các chất liệu thủ công và ánh sáng tạo nên bức tranh phía sau.

Bình Chung - bánh trung thu ngon đi cùng năm tháng

Bình Chung là một thương hiệu bánh trung thu truyền thống với gần 40 năm kinh nghiệm trong làng nghề bánh trung thu truyền thống Hà Nội. Được thành lập từ năm 1985, Bình Chung đã khẳng định vị thế của mình trong lòng người dân địa phương, nhờ vào hương vị đặc trưng của bánh trung thu truyền thống.

Bánh trung thu Bình Chung nổi tiếng với lớp nhân thập cẩm đầy đặn, bánh nướng thơm lừng cùng hương vị vừa vặn, và bánh dẻo ngọt ngào với nhân đỗ bùi béo. Đặc biệt, hai loại bánh được ưa chuộng nhất của thương hiệu này là bánh thập cẩm jambon và bánh nhân sữa dừa. Mỗi chiếc bánh nướng cần được để qua 1-2 ngày sau khi sản xuất để lớp vỏ bánh tươm dầu ăn, đạt độ ngon hoàn hảo.

Không chỉ giữ gìn hương vị truyền thống, Bình Chung còn không ngừng sáng tạo, mang đến cho khách hàng những lựa chọn mới mẻ với các loại nhân hiện đại như khoai môn, sầu riêng, trà xanh, cốm non, và dưa mỹ. Sự đa dạng này không chỉ làm phong phú thêm dòng bánh trung thu truyền thống mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

Tất cả các nguyên liệu sử dụng trong bánh trung thu Bình Chung đều được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chế biến đến khâu đóng gói, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo mỗi chiếc bánh đến tay người tiêu dùng đều đạt chất lượng tốt nhất. Bình Chung không chỉ mang đến hương vị truyền thống, mà còn gửi gắm trong từng chiếc bánh sự an tâm và hài lòng của khách hàng. Bạn có thể đặt bánh sớm thông qua Facebook hoặc mua hàng trên gian hàng của tiệm trên shopee.

Sinh Hùng - cửa hàng bánh truyền đời

Bánh trung thu Sinh Hùng là biểu tượng của hương vị truyền thống chuẩn mực, đã gắn bó với người dân làng Xuân Tảo qua hơn 60 năm lịch sử. Là một trong những tiệm bánh lâu đời nhất trong làng nghề bánh trung thu truyền thống Hà Nội, Sinh Hùng là thương hiệu gia truyền được truyền từ đời ông bà, cha mẹ đến con cháu, giữ nguyên vẹn những giá trị cổ xưa trong từng chiếc bánh trung thu.

Bánh trung thu của tiệm Sinh Hùng nổi tiếng với sự tỉ mỉ, chỉn chu trong từng công đoạn sản xuất. Từ việc tuyển chọn nguyên liệu như bột, thịt, mỡ, đỗ, hạt bí, mứt sen, đến quy trình chế biến đều được thực hiện một cách kỹ càng, đảm bảo mỗi chiếc bánh đều mang đậm hương vị truyền thống, chuẩn vị xưa.

Sinh Hùng không chỉ cung cấp những chiếc bánh trung thu ngon mà còn đa dạng về hình dáng với khoảng 20 loại nhân khác nhau. Những chiếc bánh có thể mang hình dáng tròn, vuông, con cá, hay vầng trăng, tạo nên sự phong phú và hấp dẫn cho người thưởng thức. Giá bánh trung thu tại tiệm Sinh Hùng dao động từ 35.000 đến 70.000 VNĐ, là lựa chọn yêu thích của nhiều người dân địa phương khi muốn tìm lại hương vị trung thu truyền thống.

Với hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, bánh trung thu Sinh Hùng không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần của ký ức, văn hóa và tinh thần cộng đồng, mang lại cho người thưởng thức sự gắn kết với truyền thống xưa cũ.

Đinh Tỵ: bánh trung thu ngon nhất làng Xuân Tảo

Ở làng nghề bánh trung thu truyền thống Hà Nội, cửa hàng bán bánh chạy phất phải kể đến bánh trung thu Đinh Tỵ. Năm nào cũng thế cửa hàng bắt đầu nhộn nhịp từ đầu tháng bảy cho đến tận tết Trung Thu mới ngớt khách. Thương hiệu đã có đến 30 năm kinh nghiệm làm nghề. Kết hợp giữa nét truyền thống xưa và xu thế hiện đại, Đinh Tỵ mang đến những sản phẩm bánh trung thu chất lượng cao, đậm đà hương vị quê nhà nhưng vẫn bắt kịp với nhu cầu và thị hiếu hiện nay.

Cửa hàng là xưởng sản xuất bánh trực tiếp, không qua trung gian, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Nguyên liệu sạch từ thiên nhiên, có nguồn gốc chính hãng, tất cả đều được xưởng tự chế biến, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) do nhà nước quy định. Thương hiệu Đinh Tỵ đã được đăng ký độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, khẳng định uy tín và chất lượng trong suốt 30 năm qua.

Sản phẩm bánh trung thu cổ truyền của Đinh Tỵ đã đạt chứng nhận OCOP 3 SAO của quận năm 2023, một minh chứng cho chất lượng và sự tin cậy từ người tiêu dùng. Năm 2024, Đinh Tỵ tiếp tục mang đến đa dạng các loại bánh nướng dẻo, từ thập cẩm truyền thống đến các loại nhân ngọt như sen nhuyễn, đậu đỏ, trà xanh, và cacao, đáp ứng nhu cầu và khẩu vị của mọi khách hàng.

Đỗ Thế Gia chuyên cung cấp bánh mứt kẹo truyền thống của người Hà Nội

Đỗ Thế Gia là một thương hiệu uy tín chuyên cung cấp các món bánh mứt kẹo truyền thống của người Hà Nội, bao gồm bánh trung thu truyền thống, bánh cốm, ô mai và nhiều món ngon khác. Nổi tiếng với hương vị đậm đà và chất lượng cao, bánh trung thu của Đỗ Thế Gia đã trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người.

Bánh trung thu truyền thống của Đỗ Thế Gia đặc biệt được biết đến với bánh nướng thập cẩm mang hương vị truyền thống, được chế biến theo công thức giảm bớt đường trong các nguyên liệu để phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng hiện nay. Nhờ vào kỹ thuật ướp và muối mỡ phần cùng mứt bí, bánh trở nên ít ngọt hơn, với mỡ trong vắt, giòn sần sật, và béo bùi, kết hợp hoàn hảo với hương vị cổ xưa của mứt sen trần nấu cùng lá chanh tươi thái chỉ và quất non.

Ngoài ra, bánh nhân vị cốm của Đỗ Thế Gia cũng rất được yêu thích, với hương thơm nồng nàn của cốm non. Đặc biệt, bánh dẻo nhân cốm của thương hiệu này đã vinh dự đạt chứng nhận OCOP 3 sao của quận Tây Hồ vào năm 2023, khẳng định chất lượng và giá trị truyền thống mà Đỗ Thế Gia mang lại.

Với sự kết hợp giữa truyền thống và chất lượng, Đỗ Thế Gia là thương hiệu bánh trung thu mà bạn không thể bỏ qua trong mùa trung thu này.

Trên đây là 5 thương hiệu, cửa hàng bán bánh trung thu ngon nhất trong làng nghề bánh trung thu truyền thống Hà Nội. Đặt bánh ngay của một trong những thương hiệu này để có được những chiếc bánh ngon và chất lượng trong mùa đoàn viên 2024 bạn nhé!

Làng nghề kim hoàn Định Công từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Hà Nội và là một trong những điểm tham quan nức tiếng đối với du khách phương xa. Trải qua nghìn năm lịch sử, lọt thỏm giữa những tòa cao ốc trọc trời thì mảnh đất Định Công nhỏ bé giữa lòng thủ đô vẫn còn lưu lại những vết tích lịch sử quý giá về một thời kỳ hưng thịnh của văn hóa nước nhà.

Làng nghề kim hoàn Định Công hay còn được gọi là Định Công kim hoàn, nằm bên bờ sông Tô Lịch, thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai. Nổi tiếng với nghề kim hoàn có tuổi đời lên đến hơn 1000 năm, được xếp vào bốn nghề tinh hoa nhất đất Thăng Long xưa “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”.

Sản phẩm kim hoàn trứ danh của đất Định Công.

Vào khoảng những năm 571 – 603, thế kỷ VI thời vua Lý Nam Đế, có ba anh em nhà họ Trần là Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền đã đến đất Định Công mở cửa hàng vàng bạc, truyền nghề cho dân chúng và chế tác ra những đồ kim hoàn nổi danh khắp cả nước bởi độ tinh xảo. Thực chất, ba anh em nhà họ Trần không phải là người khai sáng nghề kim hoàn tại đây nhưng lại là những người có công phát triển các kỹ thuật chế tác. Để tỏ lòng biết ơn người dân ở đây xưng tụng các ông là tổ nghề, lập đền thờ tại số 51 Hàng Bạc (Hà Nội) và tổ chức lễ giỗ tổ vào ngày 12 – 2 âm lịch hàng năm.

Nghề kim hoàn Định Công có tuổi đời hơn 1000 năm.

Vào thời kỳ chiến tranh loạn lạc, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên người dân trong làng di tản khắp nơi, người thì bỏ nghề tìm việc khác mưu sinh. Làng nghề kim hoàn Định Công vì thế mà đứng trước nguy cơ mai một dần. Mãi đến năm 1990 nghệ nhân Quách Văn Trường và cháu trai Quách Văn Hiểu mới quay lại khôi phục nghề truyền thống và duy trì cho tới tận bây giờ.

Theo tài liệu ghi chép lại thì đồ vàng bạc do người làng Định Công chế tác vô cùng tinh xảo, nổi tiếng nhất đất Thăng Long. Người dân còn rủ nhau ra phường Đông Các nay là phố Hàng Bạc để hành nghề, giao lưu với các thợ bạc Đồng Sâm (Thái Bình) và thợ bạc Châu Khê (Hưng Yên). Thợ kim hoàn Định Công ai có vốn thì mở cửa hàng buôn bán trang sức mỹ nghệ cho giới nhà giàu, quan lại; ai không có vốn thì đi làm thuê cho các cửa hàng. Sự ra đời của nghề kim hoàn Định Công góp phần phổ biến thương hiệu phố vàng bạc mỹ nghệ cho Hàng Bạc. Đền thờ tổ đặt ở đây cũng chính là vì vậy.

Các sản phẩm kim hoàn Định Công từng nức tiếng khắp đất Thăng Long xưa.

Theo chia sẻ của nghệ nhân Quách Văn Trường thì đặc thù nghề kim hoàn Định Công cũng là yêu cầu với những người theo nghề đó là phải nắm chắc 4 kỹ thuật: Trơn, đấu, đậu, chạm. Trơn là công đoạn định hình hình dạng mẫu sản phẩm, đúng tiêu chuẩn và đúng các thông số. Đấu là bắt tay vào lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh sao cho ăn khớp và cân đối. Chạm là bước khắc, vẽ hoa văn họa tiết lên bề mặt sản phẩm. Đậu là kỹ thuật kéo khối bạc thành các sợi mảnh, nhỏ như sợi tóc và vẽ hoa văn sau đó cuốn vào trang trí cho các họa tiết như cánh hoa, cánh bướm, động vật,… Đậu bạc được làm thủ công hoàn toàn bằng tay, không có sự can thiệp của máy móc; đậu phải đều tay, hàn nuột, không để lại vết, từng chi tiết phải hài hòa rõ nét sống động. Sản phẩm cuối cùng phải thật sự là một tác phẩm nghệ thuật đáp ứng được cả phần nhìn hay giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng. Bạc dùng để đậu phải là bạc ta nguyên chất. Kỹ thuật đậu của các thợ kim hoàn Định Công tinh xảo đến mức không bao giờ trộn lẫn với bất cứ làng nghề nào khác và qua bao nhiêu năm vẫn luôn giữ được chất riêng.

Chiêm ngưỡng các tuyệt tác đậu bạc cực tinh xảo của các nghệ nhân Định Công.

Các nghệ nhân kim hoàn Định Công xưa thường chỉ đậu các sản phẩm nhỏ như: nhẫn, khuyên tai, cành hoa, con ong,… Sau này khi cuộc sống phát triển, nhu cầu mở rộng thì ông Trường cùng các cháu đã tìm hiểu và cho ra đời nhiều sản phẩm trang sức đậu có kích thước và hình dáng lớn hơn như lắc vòng tay, ví cầm tay, đĩa,…Cũng phải nói thêm rằng, với các sản phẩm đậu đơn giản thì thợ phụ chỉ học việc khoảng 1 năm là có thể làm được, nhưng với các sản phẩm đậu phức tạp đòi hỏi không dưới 8 năm kinh nghiệm mới có thể tự tin chế tác.

Thời xưa, làng nghề kim hoàn Định Công có các họ nghề nổi tiếng như Mai, Lê, Quách, Trần, Nguyễn,… Trong đó, họ Quách chuyên về đậu bạc; họ Trần, Mai chuyên về vàng. Xong đến thời điểm hiện tại chỉ còn duy nhất hai nghệ nhân nhà họ Quách là máu lửa với nghề và duy trì sản xuất thường xuyên. Với 4 thế hệ theo nghề đậu bạc, họ Quách là nhân chứng sống cho sự thăng trầm trong nghề kim hoàn ở Định Công. Các ông nhớ lại, thời kỳ bao cấp đất nước còn vô cùng khó khăn về mọi mặt nhất là kinh tế nên vàng bạc bị Nhà nước quản lý chặt chẽ. Người dân trong làng phải thay thế vàng bạc bằng nguyên liệu đồng, mà cũng chỉ được lấy từ những chiếc quạt hay công tơ. Có những thời gian nguyên liệu khan hiếm, thị trường đầu ra hạn chế nên nhiều người phải bỏ nghề. Sau này đất nước phát triển, văn hoa phương Tây du nhập, các thanh niên lớp kế cận không còn mặn mà với nghề truyền thống mà đi theo những công việc có mức lương cao tiền đồ sáng lạn hơn. Nghề đậu bạc cứ dần rơi rụng… Những cúp vàng, giải thưởng, danh hiệu trong từng ấy năm của các nghệ nhân kim hoàn Định Công cũng không thể khỏa lấp nỗi lo lắng mất nghề của các bậc tiền bối nơi đây. Gặp gỡ anh Quách Phan Tuấn Anh, truyền nhân và cũng là con trai út của nghệ nhân Quách Văn Trường, anh cho hay mặc dù bản thân đã hoàn thành 2 bằng Đại học nhưng vẫn chọn nghề đậu bạc, tuy bấp bênh nhưng nó là linh hồn của gia đình bao nhiêu lâu nay. Mà thật ra, nhu cầu rất nhiều nhưng thiếu thợ, nhiều lúc hợp đồng đến tận tay cũng không dám đặt bút kí. Thu nhập cũng phải là quá thấp, một sản phẩm có thể lên tới cả chục triệu đồng với công sức 1 tháng bỏ ra cho khoảng 6 thợ.

Anh Tuấn Anh – truyền nhân đời thứ tư của họ Quách ở Định Công.

Năm 2005, UBND quận Hoàng Mai phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam  tổ chức lớp dạy nghề miễn phí cho 30 học viên trong vòng 3 tháng, hoạt động này nhằm thể hiện sự quan tâm và mong muốn duy trì nghề đậu bạc ở Định Công. Tuy nhiên, bài toán vẫn chưa được giải quyết triệt để bởi theo như anh Tuấn Anh thì mỗi năm chỉ có 1 lớp, nếu học viên muốn theo đuổi nghề phải tự bỏ tiền túi ra học tiếp. Với nghề đậu bạc, muốn thành nghề phải mất ít nhất vài năm chứ đừng nói đến 3 tháng. Bản thân anh trong quá trình nối nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, nhiều lần chán nản muốn bỏ cuộc, may mà nhận được sự động viên truyền động lực của gia đình. Riêng nghệ nhân Quách Văn Hiểu cho hay, gia đình vẫn luôn mở rộng cửa đón những học viên về học nghề miễn phí nhưng kết quả rất ít người kiên trì.

Các nghệ nhân Định Công với nỗi trăn trở giữ nghề.

Với những giá trị lịch sử và văn hóa từ ngàn năm nay, sẽ thật buồn nếu như làng nghề kim hoàn Định Công chỉ còn là danh xưng. Các cơ quan nhà nước cùng với dân làng cần vạch ra con đường đi lâu dài và bền vững cho nghề kim hoàn nơi đây. Bởi thực tế cho thấy, tiềm năng kinh tế còn rất nhiều, chỉ là chưa khai thác triệt để mà thôi. Bề dày kinh nghiệm cùng truyền thống là lợi thế rất lớn với Định Công, hy vọng trong tương lai chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng thật nhiều mẫu trang sức mỹ nghệ đẹp trứ danh nơi đây.

Theo lời kể của ông Nguyễn Nghĩa, nguyên Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Nhị Khê, nghề tiện gỗ xuất hiện ở Nhị Khê hơn 300 năm trước. Từ nhiều đời nay, người dân nơi đây đã làm ra hàng loạt sản phẩm tinh xảo; rất nhiều người đã lập nghiệp thành công tại các phố “Hàng” của Hà Nội vào khoảng thế kỷ XVIII-XIX. Tương truyền, thời Vua Lê - Chúa Trịnh, một người thợ tiện tài hoa tên là Đoàn Tài có khả năng tiện được nhiều sản phẩm độc đáo - đã về Nhị Khê để truyền nghề.

Hiện tại, Nhà thờ tổ nghề vẫn đang được người làng nghề bảo tồn, trong đó có nhiều bức đại tự, hoành phi với nội dung giáo dục con cháu giữ gìn tổ nghiệp, đúng như câu ca dao ở đây ai cũng thuộc lòng: “Bao giờ Thường Tín hết cây/Sông Tô cạn nước Nhị Khê bỏ nghề”. Trải qua thăng trầm, gian nan, không ít lần làng nghề lao đao vì “đầu ra” gặp khó nhưng người dân Nhị Khê vẫn quyết tâm gìn giữ, phát huy tốt nghề truyền thống và nghề không phụ công người…

Về Nhị Khê hôm nay, nổi bật là thành quả xây dựng nông thôn mới: Đường bê tông thẳng tắp, khang trang; công viên xanh - sạch - đẹp… Song, điều đáng trân trọng ở Nhị Khê là vẫn lưu giữ được đình làng cổ kính cùng các nhà thờ họ theo kiến trúc cổ trong không gian rộn rã âm thanh đầy sức sống của làng nghề... Từ đây, rất nhiều đồ trang sức, thủ công mỹ nghệ chất lượng cao như: Tràng hạt, bình, lọ, bát, đĩa, hộp đựng, gạt tàn thuốc, đế đèn, cây đèn… đã xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Nhị Khê có gần 600 hộ dân nhưng hơn 80% trong số đó theo nghề. Mỗi gia đình hoạt động như một xưởng sản xuất khép kín…

Nghề tiện gỗ ở Nhị Khê đã đem lại cuộc sống sung túc cho người dân.

Gia đình ông Lưu Kim Quân - một trong những hộ làm nghề nổi tiếng ở Nhị Khê chia sẻ: “Để tạo ra sản phẩm, người thợ phải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, khéo léo... Nếu không có sự đam mê thì khó có thể theo đuổi được nghề. Chúng tôi mong sản phẩm tinh xảo của Nhị Khê đến với nhiều quốc gia hơn nữa, xứng đáng với kỳ vọng của các bậc tiền nhân”.

Ông Nguyễn Hữu Trụ năm nay hơn 70 tuổi. Qua tay ông, các sản phẩm tiện gỗ vẫn chính xác và rất đẹp. Hằng ngày, ông trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật, uốn nắn con cháu các công đoạn quan trọng để tạo nên sản phẩm có hình thức, chất lượng đạt mức cao nhất. Nếu như trước kia, toàn bộ công đoạn làm nghề của địa phương đều phải làm bằng tay, mất rất nhiều thời gian thì nay một số công đoạn được máy móc hỗ trợ để thêm nhiều sản phẩm mới. Không chỉ có đế đèn, lư hương, bình, bát, điếu... như xưa, giờ đây, làng nghề còn có hơn 200 sản phẩm khác nhau; theo từng năm, mẫu mã cũng tăng theo nhằm phục vụ thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao…

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Lý, một người làm nghề cho hay, khi cầm những sản phẩm gỗ tiện xinh xắn, nhẵn bóng, đủ hình thù, kiểu dáng tinh xảo... ai cũng trầm trồ song ít người thấu được sự vất vả, tỉ mỉ của người thợ. Thường ngày, người làm nghề tất bật trong xưởng từ 10 đến 13 giờ đồng hồ, nếu say nghề thì quên cả thời gian, không gian. Điều lo ngại là thợ tiện Nhị Khê đang chịu sự ô nhiễm từ bụi gỗ, tiếng ồn, thậm chí là nguy cơ tai nạn lao động rất cao, nhẹ thì bầm dập, nặng thì đứt tay, chân… “Vất vả, nhọc nhằn là vậy, nhưng không ai bỏ nghề vì nghề vừa là sinh kế, vừa là tài sản vô giá ông cha truyền lại” - chị Lý nói. Có lẽ điều đó đã thấm sâu vào từng con người nơi đây như ông Trụ, ông Quân, chị Lý… minh chứng cho sức sống bền bỉ của nghề tiện gỗ ở Nhị Khê.

Tự hào về quê hương, Chủ tịch UBND xã Nhị Khê Nguyễn Tiến cho biết thêm: Năm 2001, Nhị Khê vinh dự đón nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống. Đây là niềm vui chung, khích lệ các thế hệ người dân Nhị Khê tiếp tục phát triển nghề, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đạt giá trị cao hơn...

Ngày nay, tuy công nghệ phát triển, nhiều sản phẩm với mẫu mã lạ, vật liệu mới ra đời... nhưng chúng tôi tin, với lòng biết ơn Tổ nghề cùng nhận thức sâu sắc giá trị của nghề, chắc chắn làng nghề tiện gỗ ở Nhị Khê sẽ phát triển bền vững, hòa nhịp cùng sự lớn mạnh của Thủ đô và đất nước...