NHÃN STICKER, NHÃN DÁN, NHÃN DECAL
NHÃN STICKER, NHÃN DÁN, NHÃN DECAL
Nhãn Sticker (Tem nhãn decal, tem nhãn mã vạch ) Một loại tem nhãn không thể thiếu cho mỗi sản phẩm giao thương, để khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm thì phải cần mã vạch, để sản phẩm đồ hộp, sản phẩm đóng chai cần têm nhãn thì phải có Nhãn Dán, Nhãn Decal.
Hình dáng tem nhãn rất đa dạng, nó phụ thuộc vào nhu cầu , giá thành, mẫu mã, sở thích mà các nhà sản xuất lựa chọn. Ngoài ra, hình dáng tem nhãn còn phụ thuộc giá trị của sản phẩm, giá trị càng cao thì hình dáng tem nhãn càng đặc biệt và ấn tượng.
Thông thường in tem decal sẽ phân chia theo chất liệu :decal giấy và decal nhựa( decal trong và decal trắng là hai loại thông dụng trong chất liệu decal nhựa)mỗi loại sẽ có nhiều mục đích khác nhau
Đặc điểm của tem decal này là in rất “ăn mực in” không yêu cầu cao quá về máy móc, giá thành rẻ. Tuy nhiên độ bền không cao, dễ rách và không chịu được các tác động của môi trường. Decal giấy có thể sử dụng sản xuất : tem bảo hành, mã vạch, nhãn phụ hàng hóa, thông tin nhập xuất hàng, giá thành sản phẩm…
Decal nhựa : gồm 2 loại thông dụng là decal trong và decal trắng. Tem nhựa tiếng Anh gọi là Sticker PVC, là làm bằng nguyên liệu Plastic cao cấp ( PVC ,PET, PE… )
Tem bảo hành là một loại tem đặc biệt vì nó có giá trị như một lời đảm bảo, cam kết của công ty về sản phẩm đó khi lưu hành trên thị trường. Có nhiều tên gọi khác nhau cho tem bảo hành như tem niêm phong, tem bể, tem giấy bể tùy vào từng địa phương.
Tem decal 7 màu: đây là một loại decal khá đẹp mắt nên các công ty in, nhà sản xuất lựa thường lựa chọn để in ấn tem dùng cho việc hạn chế hàng giả,
Hiện nay in tem nhãn giá rẻ bằng công nghệ in decal offset đang rất phổ biến do nhu cầu in ấn số lượng tem lớn, nên sử dụng công nghệ in decal offset để đảm bảo giá thành thấp.
Công nghệ in nhanh Kỹ thuật số có thể giải quyết được các đơn hàng in tem nhãn số lượng ít, đơn hàng cần gấp trong thời gian ngắn.
(LĐ online) - Ngày 2/12, UBND TP Đà Lạt, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Hãng hàng không Vietjet và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mai và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thảo với chủ đề: Du lịch xanh - phát triển bền vững và tổng kết 20 năm triển khai Chương trình Nhãn hiệu xanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Đây là một trong chuỗi sự kiện chính của chương trình kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Hội thảo cũng nằm trong chuỗi sự kiện của Diễn đàn du lịch Ấn Tượng Việt Nam do Báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ năm 2020.
Hội thảo có sự tham gia của gần 150 khách mời, gồm: Đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa; các chuyên gia về du lịch - nghệ thuật; hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, hàng không và các cơ quan thông tấn báo chí…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đặng Quang Tú - Chủ tịch UBND TP Đà Lạt, nhấn mạnh: Với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, hấp dẫn; được hình thành bởi những yếu tố đặc thù về địa hình, địa chất, khí hậu, hệ động - thực vật... tạo nên nhiều hình thái cảnh quan, hệ sinh thái độc đáo, đa dạng, các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, những nét văn hóa đặc sắc, đặc biệt phong cách sống “Hiền hòa - Thanh lịch - Mến khách”… Tất cả góp phần khẳng định TP Đà Lạt là điểm đến an toàn, văn minh và thân thiện, điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong thời gian qua, TP Đà Lạt được các tổ chức quốc tế ghi nhận với các danh hiệu như: Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam trao tặng Giải thưởng “Thành phố thông minh Việt Nam” năm 2021 và được công nhận là “Thành phố Du lịch sạch ASEAN” giai đoạn 2022–2024; Tạp chí Lifestyle Asia đề xuất Đà Lạt là 1 trong 12 điểm đến lãng mạn nhất châu Á năm 2022; và mới đây ngày 31/12/2023, Đà Lạt chính thức là thành viên tiếp theo của Việt Nam gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc.
Hội thảo với mục đích tạo diễn đàn để trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp cụ thể, có giá trị khoa học trên tinh thần phát huy ý tưởng, trí tuệ tập thể để thúc đẩy, phục hồi ngành du lịch, đẩy mạnh quá trình cơ cấu thị trường du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch mới, du lịch xanh, kích cầu du lịch với mục tiêu phát triển du lịch địa phương bền vững; quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của thành phố nhằm kêu gọi và thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch Đà Lạt; giới thiệu phát triển thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phong cách ứng xử người Đà Lạt “Thanh lịch - Hiền hoa - Mến khách”; tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Chương trình Nhãn hiệu xanh trên địa bàn TP Đà Lạt… Qua đó, biểu dương các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đã có thành tích xuất sắc và nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và phát triển du lịch bền vững tại địa phương…
Phát biểu chào mừng, Nhà báo Lê Thế Chữ - Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, gợi nhớ việc người Pháp nhìn thấy được tiềm năng của vùng đất Đà Lạt từ những rừng thông trập trùng vào cuối thế kỷ 19. Họ đã biến Đà Lạt thành một khu nghỉ dưỡng ẩn mình dưới thiên nhiên hoang sơ, và là nơi cung cấp hoa, rau củ quả quan trọng cho người Pháp ở khu vực Nam Kỳ. Đà Lạt được mệnh danh là Paris thu nhỏ, ví von như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ XX.
Ngày nay, với vẻ đẹp quyến rũ của mình, Đà Lạt không chỉ là nơi để du khách đến thư giãn, mà còn là nguồn cảm hứng dạt dào cho những người yêu thi ca và nghệ thuật. Sự hài hòa giữa khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và bức tranh lãng mạn vùng cao nguyên là yếu tố giúp Đà Lạt thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ kinh tế của ngành công nghiệp không khói là du lịch, chúng ta chưa thể hài lòng với những giá trị thiên nhiên, văn hóa và lịch sử ban tặng cho xứ sở ngàn hoa này. Vì vậy, Báo Tuổi trẻ đã tạo Diễn đàn Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững được tổ chức gần 2 tháng qua, ghi nhận rất nhiều bài viết đóng góp, nói đúng hơn là giống như những bức tâm thư của du khách, những người yêu Đà Lạt, hay chính những người con Đà Lạt đi xa gửi về… với những trăn trở dường như được quy tụ thành 2 câu hỏi là “Đà Lạt đang đi về đâu? Đà Lạt có đang thay đổi tính cách?”…
Những ý kiến đều mong muốn làm sao Đà Lạt phát huy được vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, sản vật độc đáo, cùng việc nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch cộng đồng, Đà Lạt xanh, bền vững… Các ý kiến cũng đặt ra không ít việc cấp bách mà Đà Lạt cần phải làm như: Tái tạo mảng xanh đô thị, mở rộng không gian rừng, kết hợp hài hòa nông nghiệp và du lịch khi các nhà lồng kính đang nở rộ, quy hoạch kiến trúc, hạ tầng giao thông bài bản hơn...
Trong khuôn khổ Hội thảo, UBND TP Đà Lạt cũng tổng kết 20 năm triển khai Chương trình Nhãn hiệu xanh và 10 năm Chương trình bình chọn và giới thiệu “Điểm mua sắm chất lượng cao”. Đồng thời, trao giải cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn TP Đà Lạt đạt chuẩn Nhãn hiệu xanh năm 2023, công nhận 13 đơn vị doanh nghiệp 20 năm liên tục và 9 đơn vị doanh nghiệp 15 năm liên tục tham gia Chương trình Nhãn hiệu Xanh; 14 đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn TP Đà Lạt đạt chuẩn “Điểm mua sắm chất lượng cao” năm 2023 và 7 đơn vị có 10 năm liên tục đạt chuẩn chương trình “Điểm mua sắm chất lượng cao”…
Trước Hội thảo, ngày 1/12, Ban Tổ chức đã thực hiện chuyến Famtrip trải nghiệm một trong những sản phẩm du lịch, điểm đến nổi bật tại Đà Lạt là Cao nguyên hoa, cùng với hoạt động giao lưu cồng chiêng tại Bon Tơn Nun; giúp khách mời có thêm góc nhìn thực tế để đóng góp ý kiến cho ngành du lịch Đà Lạt nói riêng và các thành phố du lịch nói chung. Bên lề Hội thảo, còn có không gian trưng bày các sản phẩm du lịch nổi bật, đặc sản từ các gian hàng OCOP, hình ảnh đẹp của TP Đà Lạt…